Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một quá trình dài giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ và sinh hoạt hàng ngày. Nếu người bệnh không được phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng như cứng khớp, teo cơ hay rối loạn nuốt. Việc can thiệp kịp thời và đúng phương pháp sẽ giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Phục hồi chức năng sau đột quỵ là gì?
Phục hồi chức năng sau đột quỵ là một chương trình gồm nhiều liệu pháp trị liệu khác nhau nhằm hỗ trợ bệnh nhân khôi phục những chức năng đã bị suy giảm hoặc mất đi sau đột quỵ. Quá trình phục hồi tập trung vào việc cải thiện nhận thức, ngôn ngữ, sức mạnh cơ bắp và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, phương pháp phục hồi sẽ được điều chỉnh để tối ưu hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia chương trình phục hồi chức năng bài bản có tiến triển tốt hơn so với những người không tham gia. Chính vì vậy, phục hồi chức năng được khuyến nghị cho tất cả bệnh nhân sau tai biến nhằm nâng cao khả năng độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
2. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ gồm những gì?
Sau khi trải qua cơn đột quỵ, bệnh nhân cần một kế hoạch phục hồi bài bản để cải thiện khả năng vận động, nhận thức và cảm xúc. Mỗi giai đoạn trong quá trình này đòi hỏi những phương pháp trị liệu chuyên sâu, phù hợp với từng mức độ tổn thương. Dưới đây là những nội dung quan trọng trong phục hồi chức năng sau đột quỵ.
2.1. Vật lý trị liệu: gia tăng sự linh hoạt và kiểm soát cơ thể
Liệu pháp vận động giúp phục hồi chức năng cơ thể
- Tập vận động thụ động: Áp dụng cho bệnh nhân mất khả năng cử động chủ động. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên hỗ trợ thực hiện các bài tập duỗi cơ, co gấp chi để giữ sự linh hoạt.
- Tập vận động chủ động: Khi bệnh nhân đã có thể cử động nhẹ, việc luyện tập nâng cao sức mạnh cơ bắp với bóng, dây đàn hồi hoặc tạ nhỏ giúp phục hồi khả năng kiểm soát vận động.
- Luyện tập cải thiện thăng bằng: Bao gồm các bài tập đứng trên một chân, bước lên xuống cầu thang và thực hiện động tác trên bề mặt không bằng phẳng để rèn luyện sự ổn định của cơ thể.
Tăng cường khả năng đi lại
- Hỗ trợ bằng dụng cụ y tế: Gậy, xe lăn, nạng, nẹp giúp bệnh nhân duy trì tư thế đúng, tránh té ngã và hỗ trợ trong quá trình di chuyển.
- Bài tập dáng đi: Bệnh nhân được hướng dẫn cách đặt chân, giữ thăng bằng
Tập đặt chân chính xác: Kỹ thuật viên hướng dẫn cách bấm gót chân trước rồi lăn dàn lên ngón.
Tập bước nhỏ: Bỏ bàn các vật cản nhỏ để bệnh nhân bước qua.
Tập đi trên bục: Giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển.
khi di chuyển để tối ưu hóa hiệu suất vận động.
Tập đi trên máy hỗ trợ: Máy tập đi có hệ thống nâng đỡ giúp bệnh nhân bước đi một cách an toàn, tạo nền tảng phục hồi sớm hơn.
Các phương thức trị liệu
-
- Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện nhẹ tác động lên cơ để kích thích hoạt động của các nhóm cơ bị suy yếu.
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt để giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn cơ, và cải thiện quá trình phục hồi chức năng
- Xoa bóp trị liệu: Giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ và giảm đau.
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo: Mô phỏng lại các hoạt động thực tế giúp bệnh nhân luyện tập phản xạ và cử động linh hoạt hơn.
Chiếu đèn hồng ngoại kết hợp điện xung cho bệnh nhân tai biến
2.2. Phục hồi nhận thức và cải thiện chức năng tâm lý
2.2.1 Luyện tập trí nhớ và nhận thức
- Bài tập kích thích não bộ: Giải câu đố, nhận diện hình ảnh, chơi cờ giúp tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
- Rèn luyện phản xạ tư duy: Đặt ra các tình huống giả lập giúp bệnh nhân phân tích và đưa ra quyết định chính xác.
2.2.2 Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng để phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức hoặc nuốt khó, rối loạn nuốt, hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ, hoặc do các bệnh liên quan đến thần kinh tiến triển.
Ngôn ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp người bệnh giao tiếp và nuốt có hiệu quả hơn để họ có thể tham gia học tập cũng như những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tạo điều kiện cho những người này nâng cao trình độ văn hoá, năng lực làm việc đồng thời giúp họ hòa nhập với xã hội, góp phần duy trì cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Các phương pháp ngôn ngữ trị liệu thường được áp dụng cho người sau đột quỵ như:
- Tập phát âm: Các bài tập lặp từ, đọc văn bản đơn giản giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ.
- Luyện viết và đọc hiểu: Thực hành viết chữ, đọc văn bản ngắn giúp tăng cường vốn từ và khả năng giao tiếp.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ: Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi nói, có thể sử dụng ứng dụng giao tiếp hoặc bảng chữ để trao đổi thông tin.
2.2.3 Hỗ trợ tâm lý và cảm xúc
Sau đột quỵ, bên cạnh những tổn thương thể chất, nhiều bệnh nhân còn gặp phải các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, mất tự tin hoặc cảm giác cô lập. Hỗ trợ tâm lý và cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, duy trì động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trị liệu tâm lý: Các buổi tư vấn cá nhân hoặc trị liệu nhóm có thể giúp bệnh nhân đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, tìm ra phương pháp thích nghi với sự thay đổi và cải thiện tư duy tích cực.
- Tăng cường kết nối xã hội: Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc câu lạc bộ dành cho người đột quỵ giúp bệnh nhân có môi trường chia sẻ, giao tiếp, từ đó giảm cảm giác cô đơn và tăng thêm động lực hồi phục.
- Thực hành thư giãn: Những phương pháp như thiền định, hít thở sâu hay các hoạt động nhẹ nhàng như nghe nhạc, vẽ tranh có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ tâm trạng ổn định hơn.
2.3. Các phương pháp hỗ trợ hiện đại cho người sau tai biến
Kích thích thần kinh và tái tạo tế bào
- Kích thích từ xuyên sọ (TMS): Thúc đẩy hoạt động của các vùng não bị ảnh hưởng.
- Điện kích thích não (tDCS): Hỗ trợ phục hồi chức năng nhận thức và vận động.
- Liệu pháp tế bào gốc: Đang được nghiên cứu nhằm giúp tái tạo mô thần kinh bị tổn thương.
Máy kích thích từ trường xuyên sọ
2.4. Dinh dưỡng và chăm sóc tổng thể
- Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ não bộ:
Để hỗ trợ não bộ, cần hạn chế thực phẩm chứa cholesterol cao như thịt mỡ và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia, hạt lanh, và quả óc chó. Đồng thời, tăng cường vitamin E và C từ trái cây, rau lá xanh giúp bảo vệ tế bào não.
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho người bệnh:
Gia đình cần được hướng dẫn cách hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động như ăn uống, vệ sinh và di chuyển. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như gậy, xe lăn giúp người bệnh dễ dàng hơn trong sinh hoạt. Hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng tại nhà là điều quan trọng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi chỉ số cơ thể:
Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là huyết áp và đường huyết, để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Việc kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện sớm vấn đề và điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.
Việc phát hiện và điều trị sớm các biến chứng sau đột quỵ là rất quan trọng để giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn và tránh những hậu quả nghiêm trọng. Sự phối hợp giữa bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu và gia đình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Để đặt lịch khám tại Myrehab Matsuoka, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 3181 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.