Bệnh nhân 13 tuổi được chỉnh chân ngắn – chân dài chỉ trong 5 phút

Tác giả: Myrehab - Matsuoka
Hiện tượng chân dài chân ngắn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do sai lệch khung chậu. Khi khung chậu bị lệch, một bên hông có thể nâng lên hoặc hạ xuống so với bên còn lại, dẫn đến việc một chân trông dài hơn chân kia. Chính từ việc sai lệch khung chậu hông gây ra hiện tượng chân ngắn chân dài, nếu để lâu có thể gây gù, ưỡn, cong vẹo cột sống, tê bì chân tay, đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

1. Bệnh sử

Bệnh nhân bị lệch khung chậu sang bên trái, với độ nghiêng khung chậu là 6mm, chỉ số đang ở mức vàng, chuẩn bị chạm sang mức đỏ nguy hiểm. Chính từ sai lệch khung chậu ấy khiến bệnh nhân bị giảm đường cong cột sống với:

  • Độ gù cột sống ngực: 22 độ (độ gù cột sống ngực bình thường là 42 – 55 độ)
  • Độ ưỡn cột sống thắt lưng: 26 độ (độ ưỡn cột sống thắt lưng bình thường là 33 – 47 độ)

 

Với vấn đề sai lệch khung chậu, bệnh nhân đã được KTV sử dụng kỹ thuật chỉnh hông bằng tay, kỹ thuật kéo nắn và di động khớp, giúp điều chỉnh chậu hông về đúng vị trí trong chốc lát. Còn đối với vấn đề gù và ưỡn cột sống, bệnh nhân cần bắt đầu 1 lộ trình điều trị càng sớm càng tốt, để tránh gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho cột sống.

2. Chỉ định điều trị

  • Hồng ngoại ngực – lưng x 10 phút/lần
  • Điện xung dòng Russia/ giao thoa vị trí ngực – lưng x 10 phút/ lần
  • Di động mô mềm cột sống x 15 phút
  • Tập vận động cột sống x 25 phút

Ngoài các phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân 13 tuổi kể trên, tuỳ vào trường hợp của từng bệnh nhân mà bác sỹ Myrehab sẽ chỉ định các bài tập chữa bàn chân bẹt phù hợp. Khám phá ngay!

Bệnh nhân chú ý: Cần bổ sung đủ nước, dinh dưỡng như chất xơ, đạm, protein, tinh bột. Bệnh nhân cần tích cực tập thể dục thể thao, chú ý tư thế đúng khi ngồi, đứng và nằm.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/08/2024Ngày cập nhật: 05/09/2024