[Hội chứng Sudeck] Bệnh nhân nữ 40 tuổi giảm đau bỏng buốt sau 5 buổi điều trị

Tác giả: Myrehab - Matsuoka

Hội chứng Sudeck hay đau loạn dưỡng do thần kinh giao cảm là tình trạng đau kiểu bỏng buốt, rối loạn dinh dưỡng cổ bàn ngón tay, bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề, khó điều trị nếu không được can thiệp sớm. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến một bên tay bị tàn phế.

Hội chứng Sudeck có thể xuất hiện sau khi bó bột gãy tay, đặc biệt nếu việc điều trị kéo dài hoặc việc vận động bị hạn chế. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bị cứng khớp, sưng, đau rát, và mất dần chức năng vận động ở chi bị ảnh hưởng. Cứng khớp do hội chứng Sudeck thường dẫn đến tình trạng teo cơ và suy yếu chi nếu không được can thiệp kịp thời. Điều trị hội chứng này thường bao gồm vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng, cùng với việc quản lý cơn đau để cải thiện chức năng và giảm các triệu chứng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng, giúp người bệnh duy trì chức năng chi và hạn chế tình trạng đau mãn tính.

1. Bệnh sử

Bệnh nhân nữ (40 tuổi) có tiền sử chấn thương cổ tay trái đã được đeo nẹp cứng cố định. Sau khi tháo nẹp xuất hiện đau cổ bàn ngón tay trái tính chất đau bỏng buốt, VAS 6/10 kèm sưng nề bàn ngón tay, xuất hiện vết bầm tím vị trí các khớp bàn ngón tay, teo da, teo cơ gian đốt, hạn chế cử động khớp bàn ngón tay, bàn tay chưa nắm kín, đối chiếu ngón chậm.
Bác sỹ chuyên khoa Myrehab được chẩn đoán mắc hội chứng Sudeck/cứng khớp sau bó bột
Bác sỹ Myrehab chẩn đoán lâm sàng cho bệnh nhân mắc hội chứng Sudeck
Bác sỹ Myrehab chẩn đoán lâm sàng cho bệnh nhân mắc hội chứng Sudeck

2. Chỉ định điều trị

Bệnh nhân được chỉ định điều trị 10 buổi cơ bản:

  •  Điện xung nhịp thể dục 1/3 cẳng tay trái – mu tay trái dòng Russia
  •  Sóng ngắn xung cổ bàn tay
  •  Di động mô mềm
  •  Tập kéo giãn khớp cổ tay, bàn ngón tay

3. Kết quả PHCN

Sau 5 buổi điều trị bàn tay bệnh nhân giảm đau bỏng buốt, VAS 3/10, giảm sưng nề, màu sắc da thay đổi, vết bầm tím nhạt dần, cử động bàn ngón tay nắm được khá hơn, đối chiếu ngón dễ dàng hơn. Bệnh nhân cần tiếp tục tích cực tập vận động bàn tay với chỉ dẫn của bác sĩ để có thể hồi phục hoàn toàn.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/11/2024Ngày cập nhật: 20/11/2024