Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Mục tiêu chính của tập phục hồi chức năng tiền đình là để giúp cải thiện khả năng cân bằng và giảm chóng mặt. Hiện nay có 3 hình thức tập phục hồi chức năng hệ tiền đình: tập thói quen, ổn định tầm nhìn và tập thăng bằng. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 22 bài tập phục hồi chức năng tiền đình hiệu quả với cả 3 hình thức phổ biến hiện nay..
1. 22 bài tập phục hồi chức năng tiền đình hiệu quả tại nhà
1.1. 7 bài tập phục hồi chức năng tiền đình ổn định tầm nhìn
Các bài tập ổn định tầm nhìn sẽ phù hợp với các bệnh nhân bị mất kiểm soát khi nhìn hoặc gặp khó khăn trong việc định hướng do ảnh hưởng của bệnh tiền đình. [1] Sau đây là 8 bài tập ổn định tầm nhìn đơn giản mà bệnh nhân có thể tập luyện tại nhà.
Bài 1: Tập đảo mắt lên xuống
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Đảo mắt lên trên và xuống dưới thật nhanh.
- Lặp lại trong khoảng 10 giây.
Lặp lại bài tập 20 lần mỗi ngày. [2]
Bài 2: Tập đảo mắt sang ngang
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Đảo mắt sang hai bên trái và phải.
- Lặp lại trong khoảng 10 giây.
Lặp lại bài tập 20 lần mỗi ngày. [2]
Bài 3: Xoay người nhìn ngón tay
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Duỗi thẳng bàn tay ra trước mặt, giơ cao ngón trỏ.
- Xoay tay sang hai bên, mắt nhìn thẳng vào ngón tay đang giơ.
- Lặp lại các bước trên khoảng 10 lần.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
Bài 4: Tập nhìn theo ngón tay
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Giơ một ngón tay ra trước mặt, để cách mặt khoảng 10cm.
- Từ từ giơ ngón tay ra xa khỏi mặt, mắt nhìn vào ngón tay.
- Giữ trong 2 giây rồi dần dần đưa tay trở lại vị trí cách mặt khoảng 10cm.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
Bài 5: Đứng lên ngồi xuống nhìn thẳng
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Từ từ đứng thẳng dậy, mắt giữ nguyên tư thế nhìn thẳng.
- Đứng trong 2 giây rồi dần dần ngồi lại vị trí cũ.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
Bài 6: Ngẩng – cúi đầu nhìn ngón tay
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Duỗi cẳng tay, giơ một ngón tay ra trước mặt
- Từ từ cúi đầu rồi ngẩng đầu lên, trong suốt quá trình giữ mắt nhìn thẳng vào ngón tay.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
Bài 7: Xoay đầu nhìn ngón tay
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Duỗi cẳng tay, giơ một ngón tay ra trước mặt.
- Từ từ quay đầu sang hai bên, giữ mắt nhìn thẳng vào ngón tay.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
1.2. 9 bài tập phục hồi chức năng tiền đình tăng cường thăng bằng
Bài tập tăng cường thăng bằng giúp giảm cảm giác chóng mặt, tăng cường khả năng thăng bằng của cơ quan tiền đình hiệu quả. Sau đây là 11 bài tập tăng cường thăng bằng đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Bài 1: Xoay đầu nhắm mắt
- Đứng thẳng, hai chân chụm sát vào nhau.
- Từ từ xoay đầu sang hai bên, trong khi xoay đầu cần nhắm mắt.
- Xoay sang mỗi bên khoảng 5 lần.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [3]
Bài 2: Ngồi và tập cúi người
- Ngồi thẳng trên ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước, thẳng vai.
- Cúi người và chạm một tay xuống đất, mắt nhìn theo hướng tay.
- Ngồi thẳng dậy và tiếp tục thực hiện với tay còn lại.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [2]
Bài 3: Tập đứng chân trước chân sau
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai.
- Từ từ bước một chân ra trước.
- Giữ nguyên tư tế trong 10 giây, đổi sang chân còn lại và tiếp tục.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày.
Bài 4: Tập nhấc một chân giữ thăng bằng
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai.
- Gập một chân lên.
- Giữ nguyên tư tế trong 10 giây, đổi sang chân còn lại và tiếp tục.
Lưu ý: Bệnh nhân có thể kết hợp xoay đầu sang ngang, ngẩng đầu và cúi đầu khi thực hiện động tác đứng. [3]
Bài 5: Tập đá chân ra trước
- Đứng thẳng, hai chân lên trước.
- Gập một chân lên.
- Giữ nguyên tư tế trong 10 giây, đổi sang chân còn lại và tiếp tục.
Lưu ý: Bệnh nhân có thể kết hợp xoay đầu sang ngang, ngẩng đầu và cúi đầu khi thực hiện động tác đứng. [4]
Bài 6: Bài tập máy bay
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai.
- Gập một chân lên.
- Giữ nguyên tư tế trong 10 giây, đổi sang chân còn lại và tiếp tục.
Lưu ý: Bệnh nhân có thể kết hợp xoay đầu sang ngang, ngẩng đầu và cúi đầu khi thực hiện động tác đứng. [4]
Bài 7: Tập nâng gối
- Nhấc một bên gối lên ngang hông.
- Giữ nguyên tư tế trong 10 giây, đổi sang chân còn lại và tiếp tục.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [4]
Bài 8: Tập hạ cơ mông trên thanh gỗ
- Đứng trên thanh gỗ, hai chân song song thẳng hàng.
- Đẩy một chân ra phía sau.
- Hạ mông xuống sao cho đầu gối chân sau chạm vào thanh gỗ.
- Duy trì tư thế trong 3 giây.
- Trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [4]
Bài 9: Tập đi trên thanh gỗ
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai.
- Bắt đầu bước trên thanh gỗ và đi tới cuối thanh gỗ.
- Khi đến phần cuối của thanh gỗ, tập đi ngược lại trở về vị trí ban đầu (không quay đầu lại để đi).
Lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày. [4]
1.3. 6 bài tập phục hồi chức năng tiền đình hỗ trợ thói quen
Các bài tập hỗ trợ thói quen giúp bệnh nhân tạo ra phản xạ với những tác động gây ra các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng,…
Bài 1: Tập nằm xuống
- Ngồi thẳng trên giường, hai tay để trên bắp chân.
- Từ từ ngả người ra phía sau và nhẹ nhàng nằm xuống.
Lưu ý: Bài tập này sẽ được nối vào bài tập tiếp theo. [5]
Bài 2: Tập nằm nghiêng
- Từ tư thế nằm ngửa, nhẹ nhàng xoay người sang bên.
- Giữ nguyên tư thế nằm nghiêng trong khoảng 2 giây.
- Xoay sang bên còn lại
Tập xoay nghiêng sang mỗi bên 5 lần. [5]
Bài 3: Tập quay đầu và nằm xuống
- Xoay đầu sang bên phải.
- Từ từ nằm xuống giường.
- Từ từ ngồi dậy, xoay đầu sang bên trái và tiếp tục thực hiện khoảng 5 lần mỗi bên.
Tập 5 lần mỗi ngày. [5]
Bài 4: Tập nằm xuống ngang giường
- Ngồi ngang giường.
- Từ từ nằm xuống, sau cho đầu không có điểm tựa.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 giây rồi từ từ ngồi dậy.
Tập 5 lần mỗi ngày. [5]
Bài 5: Tập ngồi dậy
Bạn thực hiện từ tư thế nằm thẳng, dùng sức đẩy người lên để ngồi dậy. Tập 5 lần mỗi ngày. [5]
Bài 6: Chạm mũi vào đầu gối
- Ngồi trên ghế, hai chân chống thẳng xuống đất.
- Từ từ kéo đầu gối tới gần mặt và cúi đầu xuống đầu gối, sao cho mũi gần chạm với đầu gối nhất.
- Thả chân xuống và đổi bên.
Tập 5 lần mỗi bên và 5 lần tập mỗi ngày. [5]
2. Thời gian tập phục hồi chức năng hệ tiền đình
Trong phần lớn trường hợp, bệnh nhân sẽ thấy bớt chóng mặt và thăng bằng tốt hơn trong từ 4 – 6 tuần, để có thể thấy rõ hiệu quả hơn thì có thể cần từ 6 – 12 tuần. [6] Thời gian phục hồi chức năng hệ tiền đình sẽ tùy thuộc vào:
- Loại bệnh tiền đình của bệnh nhân
- Mức độ nặng nhẹ
- Tần suất tập luyện
- Độ tuổi của bệnh nhân
- Khả năng phục hồi [7]
Bài viết liên quan: 3 giai đoạn & lưu ý phục hồi chức năng viêm đa rễ thần kinh
3. 3 lưu ý cần biết về các bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Khi phục hồi chức năng tiền đình, nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc khám chữa ở nhiều cơ sở tự phát, dẫn đến bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn trở nặng hơn. Sau đây là 3 lưu ý quan trọng cần biết về các bài tập phục hồi chức năng tiền đình:
1 – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện: Theo tham vấn của BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka, bệnh nhân tiền đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp điều trị nào. Việc điều trị tự phát có thể khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn chuyển biến nặng hơn do bệnh nhân điều trị không đúng cách.
2 – Không sử dụng các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có khả năng chữa bệnh: Chưa có loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chữa bệnh tiền đình. Vì vậy, ngoài các thuốc được bác sĩ chỉ định ra, bệnh nhân không được tùy ý sử dụng những phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả. [8]
3 – Bệnh nhân cần theo đuổi chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bệnh nhân mắc bệnh tiền đình nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa các loại Vitamin, Kẽm, Magie (các loại cá, nấm, rau xanh…). Bệnh nhân cũng được khuyên nên uống trà gừng, bởi trà gừng giúp điều trị chóng mặt cực kỳ hiệu quả. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên kiêng các loại thực phẩm chứa caffeine (sôcôla, nước uống có ga…), đồ uống có cồn (rượu, bia…), bởi các loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng tiền đình trở nên trầm trọng hơn, gây ra chóng mặt và mất thăng bằng. [9]
Tìm hiểu thêm về đau thần kinh tọa và phục hồi chức năng đau thần kinh tọa nhằm tăng cường khả năng lưu thông máu, kích thích quá trình tái tạo mô mềm và cải thiện tính linh hoạt của các khớp.
4. Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Câu 1: Tại sao tôi lại thấy tệ hơn sau khi tập phục hồi chức năng?
Trong quá trình tập phục hồi chức năng tiền đình, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,… Những triệu chứng này chỉ là tạm thời và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. [6] Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài không dứt và trở nên trầm trọng hơn theo từng ngày, bệnh nhân nên đến thăm khám với các bác sĩ để kiểm tra và đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Câu 2: Làm thế nào để biết tôi đang phục hồi chức năng tiền đình?
Trên thực tế, không có phương pháp đo lường cụ thể nào để biết bệnh nhân đang phục hồi chức năng tiền đình. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có thể thực hiện đúng, đủ thời gian và tốt các bài tập kỹ thuật viên đưa ra thì sẽ cảm thấy bớt đau đầu, chóng mặt và sinh hoạt tiện lợi hơn, đó là những dấu hiệu phục hồi tích cực. [10]
Câu 3: Tập phục hồi chức năng tiền đình ở đâu thì tốt?
Bệnh nhân nên có một kỹ thuật viên hoặc bác sĩ chuyên về phục hồi chức năng để có thể được tư vấn về lộ trình điều trị, những lưu ý cho bệnh trạng của mình và các lưu ý tập luyện hiệu quả, an toàn. [11] Bệnh nhân có thể tìm các dịch vụ kỹ thuật viên cá nhân tại các Trung tâm Phục hồi chức năng, bởi dịch vụ tại các Trung tâm Phục hồi chức năng rất nhanh gọn và tiện lợi đối với bệnh nhân.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu 22 bài tập phục hồi chức năng tiền đình đơn giản, dễ tập cùng những lưu ý quan trọng dành riêng cho bệnh nhân trong suốt quá trình phục hồi. Để việc phục hồi chức năng tiền đình diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế như Trung tâm Phục hồi chức năng hay các phòng khám uy tín.
Một trong những cơ sở phục hồi chức năng tiền đình uy tín và nổi tiếng nhất hiện nay là Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Myrehab Matsuoka. Trung tâm cung cấp:
- Đội ngũ y bác sĩ và nhân viên kỹ thuật tay nghề giỏi và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng với đủ loại tình trạng bệnh.
- Phác đồ điều trị hoàn toàn được cá nhân hóa dựa trên tình trạng và thể lực của bệnh nhân, đảm bảo phù hợp với mục tiêu điều trị.
- Cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng 5 sao, được bảo dưỡng thường xuyên.
Đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka để nhận được tư vấn về liệu trình phục hồi chức năng được cá nhân hóa hoàn toàn ngay hôm nay nhé!
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.