Vật lý trị liệu gai cột sống: 5 phương pháp & Bài tập

Tác giả: Myrehab - MatsuokaTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Gai xương là những khối xương nhẵn mọc ra nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt sự căng thẳng cho cột sống, lâu dần hình thành gai cột sống. Gai cột sống hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống để làm giảm các triệu chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn 5 phương pháp và bài tập vật lý trị liệu gai cột sống phổ biến nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Gai xương mọc ra từ các khớp do sự tích tụ canxi dư thừa
Gai xương mọc ra từ các khớp do sự tích tụ canxi dư thừa

1. Nguyên tắc tập vật lý trị liệu gai cột sống

1.1. Mục tiêu tập vật lý trị liệu gai cột sống

1 – Giảm đau và sưng: Các phương thức như nhiệt, siêu âm và kích thích điện có thể được áp dụng để cải thiện các triệu chứng của gai cột sống. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng dụng cụ chỉnh hình như đai lưng để giảm đau và kích ứng do gai xương gây ra.

2 – Cải thiện chuyển động của khớp: Các bài tập kéo giãn và vận động sẽ được chỉ định để giúp bạn cải thiện tính linh hoạt của khớp, phạm vi vận động và phục hồi các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

3 – Cải thiện chất lượng vận động: Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm áp lực lên các khớp, hạn chế ma sát và tổn thương mô xung quanh, từ đó giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, sưng, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống
Tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, sưng, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống

1.2. Lưu ý khi tập vật lý trị liệu gai cột sống

Để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những rủi ro không đáng có, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Hiệu quả của vật lý trị liệu cần có thời gian nên bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ đều đặn, không bỏ giữa chừng.
  • Không nên tập vật lý trị liệu quá sức, quá nặng so với sức khỏe của bệnh nhân.
  • Trong quá trình tập luyện, nếu bệnh nhân bị đau nhức thì cần tạm thời ngưng tập và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc kết hợp các phương pháp.
  • Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học và hợp lý.

Bài viết liên quan: Thoái hóa cột sống có chữa được không?

Tập vật lý trị liệu cần thực hiện thường xuyên, vừa sức và tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Tập vật lý trị liệu cần thực hiện thường xuyên, vừa sức và tuân thủ chỉ định của bác sĩ

2. 5 phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống thụ động

Vật lý trị liệu gai cột sống thụ động thường được thực hiện bởi các chuyên viên có tay nghề, có thể kết hợp với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm nhiệt trị liệu, điện di ion, siêu âm, kéo giãn cột sống và massage chuyên sâu.

2.1. Nhiệt trị liệu

Phương pháp nhiệt trị liệu tận dụng sự thay đổi nhiệt độ để điều chỉnh lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương. Chườm lạnh làm co mạch máu, giảm sưng viêm, trong khi chườm nóng lại giãn mạch, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình phục hồi. Các liệu pháp thường được sử dụng như chườm đá, chườm nóng, sử dụng tia hồng ngoại hay parafin,…

Nhiệt trị liệu giúp điều chỉnh lưu lượng máu, giảm đau và thúc đẩy phục hồi
Nhiệt trị liệu giúp điều chỉnh lưu lượng máu, giảm đau và thúc đẩy phục hồi

2.2. Điện xung

Điện xung là một phương pháp phổ biến trong vật lý trị liệu gai cột sống, sử dụng các xung điện với tần số và cường độ thích hợp để tác động lên vùng cơ, dây thần kinh và mô xung quanh, nhằm giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Điện xung giúp phá vỡ và thúc đẩy quá trình đào thải gai xương
Điện xung giúp phá vỡ và thúc đẩy quá trình đào thải gai xương

2.3. Siêu âm

Liệu pháp siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao để tác động vào các mô sâu, tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi. Đây là một phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ khi được thực hiện bởi người có chuyên môn.

Siêu âm trị liệu cột sống
Siêu âm trị liệu cột sống

2.4. Kéo giãn cột sống

Bác sĩ sẽ sử dụng lực cơ học tác động theo chiều dọc lên cột sống thông qua máy kéo giãn hoặc đai kéo giãn. Khi áp dụng phương pháp này, các khoang đốt sống sẽ được giãn ra, hạn chế chèn ép thần kinh, từ đó giúp giảm đau do gai cột sống.

Máy kéo giãn cột sống
Máy kéo giãn cột sống

2.5. Massage chuyên sâu

Massage các mô xung quanh gai xương giúp tăng tuần hoàn máu đến khớp, giúp loại bỏ độc tố tích tụ và thư giãn các cơ và khôi phục sự linh hoạt của các khớp. Liệu pháp massage thường được chỉ định kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác để gia tăng hiệu quả điều trị.

Massage chuyên sâu cột sống
Massage chuyên sâu cột sống
Tìm hiểu thêm về vật lý trị liệu gai cột sống cổ tập trung vào hồng ngoại, siêu âm, điện xung, di động mô mềm bằng tay… Đây được coi là phương pháp được đánh giá cao vì điều trị không xâm lấn và đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Ngo

3. Các bài tập vật lý trị liệu trượt đốt sống chủ động

3.1. Bài tập kéo giãn cột sống cổ

Các bài tập kéo giãn có thể giúp nới lỏng các cơ xung quanh khớp, giúp giảm áp lực lên gai xương và giảm đau.

Bài 1: Xoay cổ

  • Bước 1: Ngồi thẳng và nhìn về phía trước.
  • Bước 2: Từ từ quay đầu về bên trái.
  • Bước 3: Giữ khoảng 2 – 3 giây rồi trở về tư thế nhìn thẳng. Lặp lại động tác với bên còn lại.
Động tác xoay cổ
Động tác xoay cổ

Bài 2: Cuộn vai

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng thẳng và nhìn về phía trước.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng cuộn vai lên trên, ra sau và xuống dưới.
  • Bước 3: Thực hiện bài tập 10 – 15 lần.
Bài tập cuộn vai
Bài tập cuộn vai

Bài 3: Cằm chạm ngực

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng thẳng và nhìn về phía trước.
  • Bước 2: Từ từ cúi xuống càng sâu càng tốt để cằm chạm ngực.
  • Bước 3: Giữ tư thế khoảng 5 giây.
Bài tập cằm chạm ngực
Bài tập cằm chạm ngực

3.2. Bài tập kéo giãn cột sống lưng

Vì gai xương có thể do các xương trong khớp cọ xát vào nhau nên một phần quan trọng của quá trình điều trị là tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp. Tăng cường cơ xung quanh khớp quá linh hoạt hoặc quá dẻo có thể giúp khớp chuyển động tốt hơn để xương không cọ xát vào nhau nhiều. Điều này làm giảm cơn đau và cũng làm giảm nguy cơ phát triển thêm gai xương.

Bài 1: Tư thế em bé

Bước 1: Người bệnh quỳ hai gối trên sàn, từ từ gập người xuống, mông chạm gót, 2 tay vươn ra trước

Người bệnh quỳ hai gối trên sàn, từ từ gập người xuống, mông chạm gót, 2 tay vươn ra trước

Bước 2: Giữ trong 5 giây, sau đó quay về tư thế ban đầu. Thực hiện 3 set, 10 lần/set

Giữ trong 5 giây, sau đó quay về tư thế ban đầu. Thực hiện 3 set, 10 lần/set

Bài 2: Nghiêng thân người

Bước 1: Đứng thẳng với hai bàn chân đặt trên sàn, hai tay duỗi thẳng qua đầu.

Đứng thẳng với hai bàn chân đặt trên sàn, hai tay duỗi thẳng qua đầu.

Bước 2: Tay phải nắm tay trái và kéo nghiêng cơ thể về bên phải, trong khi kéo chú ý giữ hai chân thẳng chạm đất.

Tay phải nắm tay trái và kéo nghiêng cơ thể về bên phải, trong khi kéo chú ý giữ hai chân thẳng chạm đất.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế khoảng 10 – 15 giây, trở lại tư thế ban đầu và lặp lại với bên trái.

Bài 3: Tư thế cây cầu

Bước 1: Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai, hai tay đặt dọc thân mình.

Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai, hai tay đặt dọc thân mình.

Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng cao hông và bụng, giữ vai và cổ gáy áp sát dưới sàn. Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả.

Hít sâu, từ từ nâng cao hông và bụng, giữ vai và cổ gáy áp sát dưới sàn

Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế khoảng 20 – 30 giây, hít thở đều rồi từ từ hạ hông xuống sàn. Lặp lại động tác từ 5 lần.

Giữ nguyên tư thế khoảng 20 - 30 giây

Lặp lại động tác từ 5 lần.

Chú ý: Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả

Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả

Bài 4: Tư thế chó úp mặt

Bước 1: Chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn.

Chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn.

Bước 2: Hít sâu, từ từ duỗi thẳng cánh tay đẩy người lên, duỗi thẳng đầu gối, giữ cho lòng bàn chân áp xuống sàn.

Hít sâu, từ từ duỗi thẳng cánh tay đẩy người lên, duỗi thẳng đầu gối, giữ cho lòng bàn chân áp xuống sàn.

Bước 3: Đầu và vai thả lỏng, mắt hướng về phía bụng, giữ thăng bằng và hít thở đều.

Đầu và vai thả lỏng, mắt hướng về phía bụng, giữ thăng bằng và hít thở đều.

Bước 4: Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây, rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.

Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây, rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.

Chú ý: Bài giãn sẽ mất đi hiệu quả nếu không ép thẳng tay với thân người hoặc không thể duỗi thẳng chân khi duy trì độ cao của mông.

Bài giãn sẽ mất đi hiệu quả nếu không ép thẳng tay với thân người

không thể duỗi thẳng chân khi duy trì độ cao của mông

Bài 5: Tư thế nhân sư

  • Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, hai chân duỗi thẳng và 2 tay chống xuống sàn.
  • Bước 2: Từ từ nâng ngực và mặt khỏi sàn, giữ cho mắt hướng lên phía trước, phần hông và bụng vẫn tiếp xúc với sàn.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế khoảng 10 – 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tư thế nhân sư
Tư thế nhân sư

3.3. 1 số hoạt động khác hỗ trợ trị liệu gai cột sống

Một số môn thể thao có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tốt cho người bị gai cột sống có thể kể đến như:

  • Đi xe đạp: Đạp xe chậm sẽ giúp tăng sức mạnh hệ cơ xương khớp, cải thiện sự linh hoạt của dây chằng và hạn chế sự hình thành gai xương.
  • Đi bộ: Đi bộ 35 – 40 phút mỗi ngày giúp giảm các triệu chứng đau do gai cột sống, đảm bảo sự linh hoạt và duy trì phạm vi vận động.
  • Bơi lội: Giúp giảm áp lực lên các khớp xương, giảm đau cột sống và chống cứng khớp hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân gai cột sống cần tránh các kiểu bơi đòi hỏi quá nhiều vận động lưng như bơi bướm hay bơi ếch.
  • Yoga: Giúp cơ xương khớp linh hoạt, dẻo dai, giảm đau và ức chế sự phát triển của gai xương.

Có thể bạn quan tâm: 21 bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống an toàn, hiệu quả tại nhà

Các môn thể thao hỗ trợ điều trị gai cột sống
Các môn thể thao hỗ trợ điều trị gai cột sống

4. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về trị liệu trượt đốt sống

Câu 1: Gai cột sống có khỏi hoàn toàn được không?

Không. Gai xương sẽ không biến mất trừ khi bạn thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng. Gai xương thường không mọc lại ở vị trí phẫu thuật nhưng có thể mọc ở những vị trí khác.

Câu 2: Bị gai cột sống có nên uống canxi không?

Có. Mặc dù gai cột sống hình thành do sự lắng đọng canxi quá mức tại các khớp, nhưng việc thiếu hụt canxi lại khiến quá trình tái tạo xương bị gián đoạn. Bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp cân bằng quá trình này, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm thiểu các triệu chứng đau nhức.

Câu 3: Người bị gai cột sống cần kiêng ăn gì?

Bằng cách tránh ăn một số loại thực phẩm, bạn có thể giúp giảm đau, giảm viêm và hạn chế sự hình thành của gai cột sống:

  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm nhiều chất béo
  • Đồ uống có đường
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm chiên
  • Ngũ cốc tinh chế,…

Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm nhiều protein, giàu canxi, vitamin D, chất xơ,…

Người bị gai cột sống nên kiêng các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,...
Người bị gai cột sống nên kiêng các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn,…

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về 5 phương pháp và 14 bài tập vật lý trị liệu gai cột sống. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì tập luyện, thực hiện các bài tập vừa sức và có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vật lý trị liệu gai cột sống, người bệnh hãy liên hệ với Trung tâm Trị liệu & PHCN MYREHAB MATSUOKA để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/12/2024Ngày cập nhật: 20/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.