Chấn thương dây chằng bên ngoài thường ít phổ biến hơn so với các chấn thương dây chằng bên trong nhưng cũng có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối có thể diễn ra ở những người tham gia các môn thể thao cường độ cao, thường xuyên va đập hoặc do có lực lớn tác động trực tiếp vào đầu gối.
1. Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối là gì?
Đầu gối có cấu trúc gồm 4 dây chằng: dây chằng bên trong (MCL), dây chằng bên ngoài (LCL) và 2 dây chằng chéo. Trong đó, dây chằng bên ngoài đầu gối được cấu tạo từ những dải mô dày và chắc chắn, chạy dọc bên ngoài khớp gối, liên kết phần dưới cùng của lồi cầu ngoài (ở xương đùi) với chỏm xương mác (ở xương cẳng chân). Dây chằng bên ngoài có tác dụng trong việc duy trì sự ổn định của khớp gối bằng cách hạn chế chuyển động sang ngang.
Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối là tình trạng dây chằng bên ngoài bị kéo căng quá mức, diễn ra khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc có một lực lớn tác động vào đầu gối. Những nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương ở dây chằng bên ngoài là:
- Có lực mạnh tác động lên phần dọc theo mép ngoài đầu gối khiến dây chằng chịu áp lực quá mức, thường diễn ra do va chạm trong các môn thể thao đối kháng (như bóng đá, khúc côn cầu,…) hoặc tai nạn giao thông.
- Thay đổi hướng đột ngột hoặc xoay người nhanh bằng 1 chân khiến dây chằng bị xoắn ra ngoài đột ngột, có nguy cơ xảy ra ở những người chơi các môn thể thao yêu cầu tốc độ, phải di chuyển nhanh.
- Chân duỗi ra phía trước đầu gối mà không được bảo vệ, diễn ra do té ngã trong sinh hoạt hằng ngày.
- Tiếp đất sai kỹ thuật sau cú bậc cao hoặc bậc xa, diễn ra do té ngã hoặc trong các trận đấu thể thao.
- Giãn dây chằng bên ngoài có khả năng xảy ra đồng thời với những chấn thương ở các dây chằng khác tại đầu gối.
Tìm hiểu thêm: Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp
2. Triệu chứng giãn dây chằng bên ngoài đầu gối
Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp mà người bệnh cần lưu ý để thăm khám kịp thời:
- Cơn đau xuất hiện đột ngột, chủ yếu là khu vực bên ngoài đầu gối, xuất hiện sau khi gặp tai nạn.
- Sưng tấy vùng khớp gối: Khớp gối bị sưng do tích tụ dịch và máu, sờ vào thấy ấm, có cảm giác khó chịu hoặc căng tức.
- Xuất hiện vết bầm tím rõ rệt sau vài giờ hoặc vài ngày do do tổn thương các mao mạch sau chấn thương.
- Mất ổn định khớp gối, khớp có cảm giác lỏng lẻo, yếu khớp, gây khó khăn trong việc đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày
- Không thể gập duỗi khớp, đau đớn nghiêm trọng cản trở hoạt động đi lại, đứng lên ngồi xuống.
- Nghe tiếng lục cục khi cử động khớp gối, thường diễn ra do sự cọ xát đầu xương khi cấu trúc dây chằng yếu.
3. Các phương pháp chẩn đoán giãn dây chằng ngoài đầu gối
Để phát hiện tình trạng giãn dây chằng bên ngoài đầu gối, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:
- Sờ nắn và quan sát: Bác sĩ tiến hành ấn nhẹ vào vùng dây chằng và kiểm tra các triệu chứng quanh khớp để đánh giá mức độ đau, phát hiện tình trạng khớp có bị sưng, bầm tím hay biến dạng không.
- Đánh giá phạm vi chuyển động: Bác sĩ yêu cầu thực hiện uốn cong và duỗi thẳng và nhiều chuyển động khác ở đầu gối để kiểm tra nguy cơ hạn chế vận động khớp.
- Thử nghiệm Varus: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán giãn dây chằng bên ngoài, thực hiện bằng cách cho duỗi gối, gấp 1 góc 30 độ, mắt cá chân xoay vào trong, tác dụng lực vào bên trong đầu gối để kiểm tra tình trạng chấn thương.
- Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI, siêu âm,… cũng có thể được áp dụng để xác định cấu trúc khớp gối và phát hiện chính xác các tổn thương.
4. Các phương pháp điều trị giãn dây chằng ngoài đầu gối
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và giai đoạn phục hồi mà người bị giãn dây chằng bên ngoài đầu gối có thể áp dụng những phương pháp điều trị dưới đây.
4.1. Liệu pháp RICE
Phương pháp RICE là quy trình các bước sơ cứu được tiến hành khi gặp các chấn thương, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp gồm 4 bước như sau:
- Rest (Nghỉ ngơi): Ngừng hoạt động ở đầu gối, tránh các cử động mạnh để hạn chế áp lực lên vùng bị chấn thương, tạo điều kiện để mô phục hồi tự nhiên.
- Chườm đá (Ice): Chườm lạnh liên tục trong khoảng 24 giờ sau khi chấn thương trong vòng 15 – 20 phút xen kẽ với các khoảng nghỉ 30 – 60 phút, giúp giảm đau và sưng viêm.
- Băng nén (Compress): Dùng băng vải, thun y tế để quấn quanh vùng đầu gối, giúp cố định vùng bị tổn thương và giảm sưng. Lưu ý, tránh băng quá chặt cản trở tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vùng bị thương.
- Nâng cao (Elevate): Đặt chân cao hơn mức tim khi nằm hoặc ngồi để cải thiện tuần hoàn máu, tránh tích tụ dịch gây sưng ở vết thương.
Sau khi sơ cứu vết thương, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành kiểm tra và chẩn đoán tình trạng đầu gối.
4.2. Các phương pháp vật lý trị liệu
Bên cạnh các bài tập vận động trị liệu, người bệnh vẫn có thể tiến hành những phương pháp trị liệu giãn dây chằng bên ngoài đầu gối sử dụng các tác nhân vật lý như:
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh để mang đến hiệu quả tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình hồi phục mô mềm và dây chằng, giảm sưng và giảm đau sau chấn thương.
- Siêu âm: Tác động vào vết thương bằng sóng siêu âm với tần số thích hợp, kích thích quá trình tái tạo của các mô dây chằng, đồng thời tăng cường lưu thông máu để thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Điện xung: Sử dụng kích thích điện xung để tác động đến dây thần kinh và cơ xung quanh khớp gối, mang đến hiệu quả giảm đau, giảm viêm, tăng lưu thông dưỡng chất đến nuôi dưỡng dây chằng, tăng co bóp cơ để cải thiện chức năng vận động.
- Laser: Tia laser với bước sóng ánh sáng cụ thể có thể được dùng chiếu vào vết thương để dẫn đến những thay đổi sinh hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi mô ở dây chằng, giảm đau nhức cho người bệnh.
- Sóng ngắn (Shortwave): Sử dụng sóng ngắn kích thích dây thần kinh vận động và cảm giác, hạn chế nguy cơ xơ hóa cơ, tránh hình thành sẹo, tăng cường tái tạo mô bị tổn thương.
- Massage: Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành xoa bóp với lực và chuyển động khác nhau để làm dịu các cơn đau, tăng lưu thông máu, hạn chế nguy cơ căng cơ, cứng khớp.
4.3. Các bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập giãn dây chằng đầu gối giúp khôi phục phạm vi chuyển động, cải thiện khả năng gập duỗi đầu gối, hạn chế nguy cơ biến chứng và giúp người bệnh có thể thực hiện hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thiết kế những bài tập vật lý trị liệu cụ thể để phục hồi chức năng sau giãn dây chằng. Dưới đây là những bài tập thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị giãn dây chằng bên ngoài đầu gối:
1 – Trượt chân
- Bước 1: Nằm ngửa trên thảm với hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Từ từ gập đầu gối bị thương và trượt gót chân trên sàn về phía mông.
- Bước 3: Trượt chân trở lại vị trí bắt đầu.
Tần suất tập: Lặp lại động tác này 10 – 15 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày, duy trì khoảng 4 – 6 tuần.
2 – Tư thế cây cầu
Bước 1: Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai.
Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng cao hông và bụng, vai và cổ gáy áp sát dưới sàn.
Bước 3: Vai và cổ gáy áp sát dưới sàn.
Chú ý: Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả.
Tần suất tập: Lặp lại động tác này 5 lần/hiệp.
3 – Tập giữ thăng bằng
- Bước 1: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng.
- Bước 2: 2 tay chống tường/ghế để giữ thăng bằng.
- Bước 3: Kéo đầu gối lên cao, đùi song song với mặt đất.
Tần suất tập: Giữ trong 10 – 30 giây rồi đổi chân, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
4 – Nhón chân
- Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
- Bước 2: Úp lòng bàn tay vào hay, giữ song song trước ngực.
- Bước 3: Nâng đồng thời 2 gót chân và giữ đầu gối thẳng.
Tần suất tập: Giữ động tác trong 5 giây, lặp lại 10 – 15 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.
Tìm hiểu thêm:
5. 5 thói quen cần thiết phòng ngừa giãn dây chằng bên ngoài đầu gối
Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa giãn dây chằng:
- Dành ít nhất 10 – 15 phút để khởi động trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao, thực hiện các động tác kéo giãn, xoay khớp gối,… để cải thiện độ linh hoạt, giúp khớp gối làm quen với cường độ luyện tập và hạn chế nguy cơ chấn thương.
- Thực hiện đúng kỹ thuật và tư thế khi tham gia các môn thể thao, đặc biệt là đối với các động tác nhảy, nâng và xoay người. Bạn có thể luyện tập dưới sự giám sát của chuyên gia để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập rèn luyện giúp ổn định đầu gối, tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện sự linh hoạt khớp.
- Sử dụng giày chuyên dụng khi tham gia hoạt động thể thao, vừa vặn với chân và tạo cảm giác thoải mái, hạn chế nguy cơ trượt ngã.
- Sử dụng đệm bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao hoặc có tính chất đối kháng như bóng đá, trượt tuyết.
Giãn dây chằng bên ngoài đầu gối tuy không phổ biến bằng các chấn thương dây chằng khác nhưng vẫn có nguy cơ diễn ra do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, té ngã trong sinh hoạt. Việc điều trị giãn dây chằng cần đảm bảo sơ cứu đúng cách, kết hợp các phương pháp trị liệu bằng tác nhân vật lý và vận động trị liệu để mang đến hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Nếu đang tìm kiếm địa chỉ điều trị giãn dây chằng bên ngoài uy tín, bạn có thể đến với Trung tâm MYREHAB MATSUOKA. Đây là địa chỉ tiến hành phục hồi chức năng toàn diện hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, tiến hành thăm khám và đề ra lộ trình điều trị cá nhân hóa được thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân.
Tại MYREHAB MATSUOKA, người bệnh sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên uy tín, theo sát trong quá trình tập luyện để đánh giá hiệu quả và thay đổi liệu trình trị liệu theo tình trạng của người bệnh. Người bệnh điều trị tại đây còn được hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu như máy FACTUM novus II Knee flexor/Extenso, máy FACTUM novus II Abductor/Adductor,…
Hãy đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để được hỗ trợ hiệu quả và an toàn quá trình phục hồi chức năng giãn dây chằng.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.