Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến, tuy không phải là một trong các phương pháp vật lý trị liệu nhưng vẫn có tác dụng cải thiện chức năng cho người bệnh sau khi bị tai biến, đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những hiệu quả và liệu trình của phương pháp châm cứu trong phục hồi chức năng sau tai biến.
1. Hiệu quả của châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến
Phương pháp châm cứu sử dụng các kim châm dài, mảnh châm vào những huyệt vị liên quan đến chức năng cần phục hồi sau tai biến, kích thích các tế bào thần kinh dẫn truyền tín hiệu đến não bộ, từ đó sẽ sinh ra các phản xạ có lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân.
1.1. Giảm đau
Liệu pháp châm cứu tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và kích thích cơ thể sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên như như endorphin và serotonin. Những chất này giúp kiểm soát các cơn đau nhức khác nhau, như đau vai – 1 triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân sau đột quỵ. [1]
1.2. Kích thích các tế bào thần kinh
Phương pháp châm cứu còn có tác dụng kích thích tế bào thần kinh trung ương. Từ đó kích hoạt phản xạ tự chữa lành của cơ thể, giúp phục hồi các tổn thương và các chức năng đang bị suy yếu. [2]
1.3. Phục hồi tổn thương do thiếu máu cục bộ
WHO đã khuyến khích việc sử dụng châm cứu trong điều trị sau tai biến. Kết quả nghiên cứu “Tác động của châm cứu đến khả năng linh hoạt thần kinh sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ” cho thấy rõ hiệu quả trong việc phục hồi các tổn thương do thiếu máu cục bộ trên não, cải thiện tích cực các chứng rối loạn vận động, co cơ, cứng khớp, giảm nhận thức ở người bệnh. [3]
1.4. Giảm thiểu co cứng, tăng trương lực cơ
Bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường gặp di chứng như co cứng khớp, giảm trương lực cơ khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn. Qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy, bệnh nhân sau tai biến áp dụng phương pháp châm cứu có thể cải thiện đáng kể mức độ co cứng, giảm căng cơ và tăng cường khả năng vận động. [4]
1.5. Tăng lưu lượng máu lên não
Việc áp dụng liệu pháp châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến sau 12 – 24 giờ có thể giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, bổ sung oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết với bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Đồng thời, châm cứu giúp giải phóng các chất hoạt mạch, ức chế sự kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa nguy cơ huyết khối. [3]
1.6. Khôi phục nhận thức và khả năng học tập
Sau tai biến, bệnh nhân thường bị suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức tuỳ mức độ tổn thương. [5] Trong khi đó, châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến kích thích tăng cường hoạt động của các synap thần kinh tại vùng hải mã. [6] Cơ chế này giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng tư duy cho người bệnh sau tai biến hiệu quả.
2. Các chức năng có thể phục hồi bằng châm cứu sau tai biến
Với những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến mang đến, người bệnh sau tai biến có thể phục hồi một số chức năng như: [7]
- Chức năng thể chất, vận động.
- Cử động co, duỗi tay chân.
- Hoạt động sinh hoạt thường ngày như đi bộ, ăn uống, thay quần áo,…
- Thể hiện cảm xúc vui, buồn, phục hồi nhận thức, tri thức.
- Cải thiện tình trạng đau vai, bán trật khớp vai.
- Nuốt khó, nói khó.
- Chứng tiểu không tự chủ.
Tìm hiểu ngay về phục hồi chức năng nói sau tai biến và phục hồi chức năng nuốt sau tai biến – hai trong nhiều di chứng phổ biến mà người bị tai biến mạch máu não thường đối mặt.
3. Liệu trình châm cứu
Liệu trình châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến thường kéo dài 2 tuần. Mỗi ngày người bệnh tiến hành châm cứu từ 1 – 2 lần. Sau mỗi tuần, các bác sĩ tiến hành đánh giá lại hiệu quả để xem mức độ phục hồi của bệnh nhân như thế nào.
Sau liệu trình 2 tuần, bác sĩ tiếp tục đánh giá lại khả năng phục hồi của bệnh nhân theo tiêu chí trên để từ đó xây dựng phương án trị liệu tiếp theo cho phù hợp. Tuỳ vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định châm cứu đơn thuần hoặc phối hợp cùng các phương pháp khác như vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm nguyệt hay tập luyện để cải thiện thể chất và tinh thần cho người bệnh sau đột quỵ.
4. Lưu ý khi thực hiện châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến
Châm cứu mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi chức năng sau tai biến, tuy nhiên một số trường hợp cần chống chỉ định sử dụng phương pháp này như: [7]
- Bệnh nhân hoảng loạn, sợ châm cứu.
- Bệnh nhân có bệnh lý âm thần.
- Bệnh nhân ăn quá no hoặc quá đói, bệnh nhân sử dụng chất kích thích như bia, rượu,…
- Cần cẩn thận với phụ nữ có thai và phụ nữ đang hành kinh, chỉ sử dụng ở các huyệt nhẹ.
Để quá trình trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân thực hiện châm cứu để phục hồi chức năng sau tai biến cần lưu ý hai vấn đề sau đây:
1 – Trước khi châm cứu: Người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện quá trình châm cứu. Đồng thời, trang phục cũng cần thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái, nên ăn vừa đủ, không quá no hay quá đói và không được dùng các chất kích thích như đồ uống có cồn, cafe,…
Quá trình châm cứu có thể diễn ra trong khoảng thời gian khá lâu. Vì vậy người bệnh nên lựa chọn tư thế phù hợp như nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng hay ngồi để sẵn sàng chịu đựng và hợp tác với thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
2 – Sau khi châm cứu: Người bệnh cần nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, tránh để thần kinh căng thẳng, hạn chế vận động mạnh, không uống bia, rượu, các chất kích thích và không ăn quá no hay để quá đói.
Để việc châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện đầy đủ liệu trình. Phương pháp châm cứu thường cho hiệu quả chậm nên bệnh nhân cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ ngang khi chưa hết lộ trình trị liệu. [8]
Nếu xuất hiện tình trạng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, mệt mỏi, khó chịu,… trong quá trình châm cứu, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ trị liệu để có biện pháp khắc phục kịp thời. [6]
Bên cạnh phương pháp châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến, việc kết hợp với phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu sẽ giúp quá trình phục hồi chức năng sau tai biến đạt hiệu quả tốt hơn. Tuỳ vào từng giai đoạn hồi phục, người bệnh sẽ được tập các bài tập kết hợp cùng thiết bị hỗ trợ khác nhau.
Cũng giống như phương pháp châm cứu, khi tập vật lý trị liệu, người bệnh cần lựa chọn các trung tâm phục hồi chức năng uy tín với ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm như Trung tâm Myrehab Matsuoka. Đặc biệt, Trung tâm còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn Âu – Mỹ hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến của người bệnh đạt kết quả tối ưu nhất.
5. Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp về châm cứu PHCN sau tai biến
Câu 1: Thời gian phục hồi sau tai biến mất bao lâu?
Ở mỗi bệnh nhân khác nhau, thời gian phục hồi cũng khác nhau, có thể vài tuần nhưng có người có thể kéo dài vài năm. Thời gian phục hồi cũng như tốc độ phục hồi sau tai biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý, mức độ ảnh hưởng đến não bộ, di chứng sau tai biến, quá trình điều trị và phương pháp trị liệu đã áp dụng để khôi phục chức năng sau tai biến.
Thường trong tháng đầu tiên sau tai biến, người bệnh sẽ có tốc độ phục hồi tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn phải trị liệu từ 1 – 1.5 năm. Nhiều người thậm chí phải sống với biến chứng sau tai biến cả đời, khó hồi phục. [9]
Có thể bạn quan tâm: 5 điều cần biết về phục hồi chức năng bàn tay sau tai biến
Câu 2: Khi nào nên bắt đầu châm cứu sau tai biến?
Người bệnh cần thực hiện phương pháp châm cứu càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu “Hiệu quả và an toàn của các thời điểm can thiệp châm cứu khác nhau trong điều trị đột quỵ” của Zhuo Y, Xu M, Deng S, et al, kết quả cho thấy thời gian bắt đầu châm cứu sau tai biến tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau đột quỵ và duy trì kéo dài trong 15 ngày 1 đợt để đảm bảo hiệu quả. [10]
Câu 3: Nếu bị đau khi châm cứu thì phải làm gì?
Tình trạng bị đau sau khi châm cứu sẽ rất ít khi xảy ra. Nếu trong quá trình châm cứu, người bệnh thấy bị đau khi châm cứu thì hãy trao đổi với bác sĩ trị liệu để bác sĩ điều chỉnh. Nếu người bệnh người bệnh đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh theo dõi 1 – 2 phút chờ cơn đau thuyên giảm từ từ.
Với trường hợp xuất hiện vết bầm tại vị trí châm cứu, hãy kiên nhẫn chờ đợi 1 – 2 ngày sau để tình trạng này ổn định. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng nước ấm hoặc đắp vết bầm bằng lát khoai tây sống để làm tan máu bầm nhanh hơn. [7]
Câu 4: Nếu bị vựng châm khi châm cứu sau tai biến thì phải làm gì?
Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, khó chịu,… hãy nằm nghỉ tại chỗ, theo dõi mạch nhiệt độ huyết áp, nhịp thở, độ bão hoà oxy trong máu (SpO2). Tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân, nếu không cảm thấy đỡ thì có thể phải đến bệnh viện để điều trị.
Mong rằng bài biết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp người đọc hiểu rõ hơn về hiệu quả của phương pháp châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến. Việc can thiệp sớm và lựa chọn một cơ sở y khoa uy tín trong lĩnh vực phục hồi chức năng như Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka sẽ giúp người bệnh không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong quá trình điều trị, đảm bảo tối ưu thời gian cũng như hiệu quả phục hồi sau tai biến.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website chính thức: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.