Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.
Tập phục hồi chức năng sau tai biến là vô cùng cần thiết để giúp bệnh nhân đột quỵ sớm lấy lại khả năng tự chủ trong cuộc sống, tăng cường sức khỏe cho cơ thể và giảm bớt các triệu chứng đau nhức. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 6 liệu pháp, các vấn đề cần điều trị và các lưu ý quan trọng cho bệnh nhân phục hồi sau tai biến.
1. 6 liệu pháp phục hồi chức năng sau tai biến
Tùy vào mức độ và đặc điểm tình trạng tai biến của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định liệu pháp phục hồi chức năng phù hợp. Sau đây là 6 liệu pháp phục hồi chức năng sau tai biến phổ biến nhất:
1.1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp dành cho các bệnh nhân vừa trải qua tai biến, kể cả những bệnh nhân bị liệt hoàn toàn. Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến hỗ trợ vận động, tác động trực tiếp vào hệ thần kinh và các cơ quan vận động của bệnh nhân, nhằm kích thích phục hồi khả năng vận động của cơ thể. Bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu khi bệnh trạng đã ổn định (khoảng 24h sau khi bị đột quỵ).
Khi mới bắt đầu tập và đang trong giai đoạn phục hồi chức năng sau tai biến, bệnh nhân nên tập luyện tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được các bác sĩ và kỹ thuật viên hỗ trợ thiết kế chương trình tập phù hợp với thể trạng và hướng dẫn tập luyện đúng cách. Khi đã khỏi hoặc hồi phục, bệnh nhân có thể tiếp tục tự tập luyện tại nhà để duy trì sức khỏe.
1.2. Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu cũng có điểm giống so với vật lý trị liệu, tuy nhiên phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến này tập trung vào việc tập luyện thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày như đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân,… giúp bệnh nhân trở nên tự chủ và không cần quá nhiều sự trợ giúp từ người chăm sóc.
Bệnh nhân nên tập hoạt động trị liệu song song với vật lý trị liệu vì hai liệu pháp này sẽ bổ sung cho nhau. Việc phục hồi khả năng vận động sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hoạt động trị liệu hơn và ngược lại.
1.3. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là phương pháp trị liệu thụ động dành cho các bệnh nhân trong giai đoạn sớm của bệnh. Phương pháp này sẽ tác động thụ động vào các cơ quan vận động của bệnh nhân như tay, chân để kích thích chuyển động, tạo cảm giác chuyển động cho hệ thần kinh trung ương.
Vận động trị liệu có 4 dạng:
- Vận động thụ động: Cho bệnh nhân bị liệt hoàn toàn.
- Vận động chủ động có trợ giúp: Cho bệnh nhân có khả năng vận động 1 phần những vẫn cần sự trợ giúp từ người khác hoặc thiết bị.
- Vận động chủ động hoàn toàn: Cho bệnh nhân đã hoàn toàn có khả năng tự vận động, mong muốn tập phục hồi chức năng sau tai biến để khỏe mạnh hơn.
- Vận động kháng trở: Cho bệnh nhân mong muốn luyện tập để tăng sức cơ.
1.4. Ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu là phương pháp dành cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng chức năng ngôn ngữ (não), mất khả năng sử dụng ngôn ngữ như không nói chuyện được, gặp khó khăn trong việc hiểu và trò chuyện,… sau tai biến. Đối với phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến này, bệnh nhân sẽ được học và tiếp cận lại với bảng chữ cái, cách giao tiếp và đọc hiểu.
Trong khoảng thời gian đầu, nếu bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng hiểu và nói, người nhà nên bắt đầu cho bệnh nhân xem tranh, ảnh, giới thiệu các đồ vật và yêu cầu bệnh nhân gọi tên các vật đó. Khi bệnh nhân đã có thể đọc hiểu, người nhà có thể thường xuyên giao tiếp và tạo cơ hội giao tiếp cho bệnh nhân. Đối với trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến cố, bệnh nhân nên được trị liệu cùng các chuyên gia y tế và các bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: 4 điều cần biết về phục hồi chức năng nói sau tai biến
1.5. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp dành cho bệnh nhân mắc trầm cảm, tinh thần đi xuống nặng nề sau tai biến. Bệnh nhân sẽ được tham gia các buổi trị liệu dưới nhiều hình thức (trò chuyện, tâm sự, thảo luận, âm nhạc,…) với bác sĩ tâm lý, từ đó giúp bệnh nhân giải thoát khỏi ám ảnh và những nỗi đau tâm lý, suy nghĩ tích cực và sống vui vẻ hơn.
Tinh thần của bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả phục hồi chức năng. Do đó, nếu tình trạng trầm cảm diễn ra lâu dài sẽ khiến quá trình hồi phục bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bệnh nhân cảm thấy tiêu cực nặng nề về cuộc sống và bản thân sau tai biến, bệnh nhân nên ngay lập tức tìm đến các bác sĩ tâm lý để được trị liệu kịp thời
1.6. Châm cứu
Tuy châm cứu không phải là một phương pháp vật lý trị liệu, nhưng việc kết hợp các phương Đông – Tây Y sẽ giúp việc điều trị phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả hơn. Theo quan niệm y học cổ truyền, châm cứu giúp điều hòa âm dương, giải phóng năng lượng tiêu cực cho cơ thể. Dựa theo lý thuyết khoa học hiện đại, khi bệnh nhân đau, tức là cơ thể đã tạo ra phản xạ đối với tình trạng bệnh. Việc châm cứu sẽ giúp phá vỡ cung phản xạ gây đau đớn giúp giảm đau toàn thân hiệu quả cho bệnh nhân tai biến.
Một số nghiên cứu cho thấy châm cứu có hiệu quả tích cực đối với việc điều trị bệnh tai biến, đặc biệt là đối với một vài biến chứng như chứng khó đọc, chứng khó nuốt, co cứng sau đột quỵ,… Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi được kết hợp điều trị cùng các liệu pháp khác, châm cứu cũng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho bệnh nhân.
Xem thêm: Châm cứu phục hồi chức năng sau tai biến
2. 5 vấn đề cần phục hồi chức năng sau tai biến
Sau tai biến, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều biến chứng liên quan tới những chức năng khác nhau trên cơ thể như, vận động, cảm giác, sinh hoạt hàng ngày, chức năng đi lại hay việc giao tiếp sử dụng ngôn ngữ,… Sau đây là 5 biến chứng phổ biến nhất đối với bệnh nhân tai biến.
2.1. Phục hồi chức năng vận động
Tai biến có thể dẫn đến tình trạng bị liệt toàn thân hoặc nửa người, khiến bệnh nhân mất khả năng tự vận động cơ bản như đi lại, gặp khó khăn trong việc nằm, ngồi. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy sự mệt mỏi tăng cao và tình trạng mất ngủ trong khoảng thời gian đầu sau tai biến, khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.
Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định các liệu pháp phù hợp như:
- Vật lý trị liệu
- Vận động trị liệu
- Hoạt động trị liệu
Tùy vào tiến triển bệnh của bệnh nhân mà cường độ và mức độ bài tập phục hồi chức năng sau tai biến sẽ được tăng lên nhằm đáp ứng những nhu cầu cao hơn. Cụ thể, khi bệnh nhân đã có thể đi lại được một cách cơ bản, bác sĩ có thể thiết kế những bài tập vật lý trị liệu với mức độ khó hơn nhằm tăng cường chức năng đi lại của bệnh nhân.
2.2. Phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày
Cùng với việc mất đi chức năng vận động, chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng, khi bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tự thực hiện các thao tác hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, thay quần áo… Do vậy, phục hồi chức năng sau tai biến bên cạnh việc phục hồi chức năng vận động, việc phục hồi chức năng sinh hoạt cũng giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống trước đây.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định và khuyến khích tập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản như:
- Tự thay quần áo
- Tự làm vệ sinh cá nhân (đánh răng, rửa mặt…)
- Đi vệ sinh
- Tự ăn uống
2.3. Phục hồi chức năng ngôn ngữ
Sau tai biến, nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đọc, nói, viết và sử dụng ngôn ngữ nói chung bởi phần não phụ trách chức năng ngôn ngữ hoặc cơ quan thanh quản bị tổn thương. Do vậy, bệnh nhân cần phục hồi chức năng để khôi phục khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ.
Bệnh nhân gặp các vấn đề giao tiếp có thể sẽ được chỉ định các hình thức phục hồi chức năng sau tai biến như:
- Tập luyện các bài tập liên quan đến thanh quản hoặc các cơ quan giao tiếp
- Sử dụng bảng chữ cái, đồ vật để làm quen lại với ngôn ngữ
- Tập sử dụng nhiều phương pháp giao tiếp như cử chỉ hoặc viết
2.4. Phục hồi chức năng đại tiểu tiện
Sau tai biến, một phần não kiểm soát bàng quang và ruột có thể bị tổn thương khiến khả năng kiểm soát tiểu tiện, đại tiện của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể dẫn đến tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bệnh nhân gặp khó khăn với chức năng đại tiện sẽ được chỉ định các hình thức tập luyện như:
- Tập các bài tập kiềm chế bàng quang, cơ sàn chậu
- Sử dụng thuốc hỗ trợ, các sản phẩm chữa tiểu tiện không kiểm soát
2.5. Phục hồi chức năng tâm lý, nhận thức
Sau tai biến, tinh thần của bệnh nhân có thể đi xuống rõ rệt. Bệnh nhân có thể bị mặc cảm bởi không thể tự chăm sóc bản thân và phải dựa dẫm vào người khác. Tình trạng này về lâu dài có thể dẫn đến u uất, trầm cảm và nhiều biến chứng tâm lý khác.
Bệnh nhân gặp phải tình trạng này có thể sẽ được chỉ định phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến, cụ thể là các hình thức trị liệu tâm lý như:
- Tham gia trị liệu bằng trò chuyện với các bác sĩ tâm lý
- Sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết
- Điều trị ánh sáng trị liệu để giảm căng thẳng và stress
3. 7 nguyên tắc quan trọng trong phục hồi chức năng sau tai biến
Tai biến là một tình trạng nghiêm trọng, bệnh nhân cần trị liệu đúng cách và kịp thời để có thể hồi phục và khỏe lại. Nếu bệnh nhân không trị liệu đúng cách, đúng nguyên tắc, tình trạng bệnh có thể diễn biến xấu và phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, bệnh nhân cần cực kỳ lưu ý 7 nguyên tắc quan trọng sau:
1 – Bắt đầu tập phục hồi chức năng sớm nhất ngay khi ổn định
Theo các chuyên gia, thời điểm vàng cần phục hồi chức năng sau tai biến cho bệnh nhân là ngay sau khi ổn định (24h sau khi bị đột quỵ). Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sau tai biến sợ phải đi lại nên nằm nghỉ ngơi từ 4 – 5 tháng, khiến cho cơ thể không được vận động, bỏ lỡ thời gian vàng hồi phục, dẫn đến việc bệnh chuyển biến xấu. Lúc này, việc tập luyện sẽ khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều, do cơ thể đã lâu không quen với chuyển động lại thêm tình trạng viêm phổi, loét tỳ đè, teo cơ do không vận động kéo dài.
2 – Tác động vào bên liệt nhiều hơn
Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người sau khi đột quỵ, bệnh nhân nên dồn nhiều áp lực lên bên liệt hơn trong quá trình tập luyện. Việc này sẽ giúp cho bên liệt được kích thích nhiều hơn, giúp sản sinh cơ và tăng cường khả năng hồi phục hiệu quả.
3 – Tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế về lộ trình phục hồi chức năng
Việc tự xây dựng chương trình tập luyện mà không có ý kiến chuyên môn có thể dẫn đến tập sai hướng, tập quá sức và tập không hiệu quả cho bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của bệnh nhân còn yếu ở đâu, cần khắc phục điểm nào và cần tập trung tập luyện cơ quan nào, từ đó xây dựng chương trình tập luyện vừa sức, phù hợp với bệnh nhân nhất có thể nhằm rút ngắn quá trình phục hồi chức năng sau tai biến.
4 – Kiên trì theo đuổi lộ trình tập luyện
Bệnh nhân sau đột quỵ cần tạo thói quen tập luyện hàng ngày ngay cả khi đã khỏi bệnh. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng việc phục hồi chức năng sau tai biến vì bệnh tai biến là bệnh lý nguy hiểm cấp tính và hoàn toàn có thể tái phát đối với các bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh. Do đó, nếu bệnh nhân không tập luyện hoặc chỉ tập đến một mức độ nhất định, điều này có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân, dẫn đến việc các biến chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc nguy cơ tái phát xảy ra cao hơn.
5 – Bệnh nhân tai biến nặng cần có người chăm sóc và giám sát kỹ càng
Các bệnh nhân mắc nhiều biến chứng nặng sau tai biến như liệt, rối loạn nuốt, mất khả năng kiểm soát cơ thể,… cần có người chăm sóc và giám sát kỹ càng. Do các bệnh nhân này thường không thể phản ứng kịp trong những trường hợp khẩn cấp hay không thể tự đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
6 – Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn
Trong các sản phẩm này đều chứa các chất làm tăng rất cao khả năng tái phát đột quỵ và khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân chuyển biến xấu rất nhanh. Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia sau khi tai biến.
7 – Giữ tư duy tích cực cho bệnh nhân và người nhà
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tai biến, đặc biệt là thời gian phục hồi chức năng sau tai biến, việc giữ tư duy và thái độ tích cực là vô cùng quan trọng. Tư duy tích cực sẽ giúp bệnh nhân lạc quan, có niềm tin và động lực chống lại bệnh tật, điều này sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
4. Thời gian phục hồi chức năng sau tai biến
Thời gian phục hồi sau tai biến có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng tới vài năm. Có những người hồi phục nhanh và rõ rệt đã có thể khôi phục toàn bộ chức năng chỉ sau vài tuần tập luyện, có những người thấy rõ hiệu quả trong 12 – 18 tháng, cũng có những bệnh nhân phải sống chung với di chứng suốt đời.
Thời gian và tốc độ phục hồi tai biến của bệnh nhân có thể phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Thời gian bệnh nhân được tiếp nhận cấp cứu (nếu bệnh nhân được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng 3-4 tiếng sau đột quỵ, khả năng bình phục sẽ cao hơn).
- Thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
- Cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân.
- Tần suất tập luyện phục hồi chức năng của bệnh nhân.
5. 3 địa điểm tập phục hồi chức năng sau tai biến
Bệnh nhân sau tai biến có thể lựa chọn địa điểm để tập phục hồi chức năng sau tai biến theo mong muốn. Sau đây là 3 địa điểm mà bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng:
1 – Trung tâm phục hồi chức năng
Tại Trung tâm phục hồi chức năng, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tận tình bởi các bác sĩ, cũng như được sử dụng các thiết bị hiện đại, tối tân, phục vụ tốt nhất cho quá trình hồi phục của mình.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2 – Bệnh viện phục hồi chức năng
Điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện giúp bệnh nhân tai biến được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Sau đây là những ưu điểm và nhược điểm khi điều trị phục hồi sau tai biến tại bệnh viện:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
3 – Tập phục hồi chức năng tại nhà
Nhiều bệnh nhân quan tâm đến việc tập phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà bởi tâm lý “sợ đến bệnh viện”. Sau đây là những ưu, nhược điểm của việc tập luyện tại nhà:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
6. Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về phục hồi chức năng sau tai biến
Do tai biến là một trình trạng nặng, do đó bệnh nhân thường có nhiều thắc mắc liên quan tới các vấn đề khác nhau. Sau đây là 3 câu hỏi thường gặp của bệnh nhân về phục hồi chức năng cho người tai biến.
Câu 1: Người bị tai biến có thể hồi phục hoàn toàn như trước khi mắc bệnh không?
Bệnh nhân hoàn toàn có thể hồi phục như trước khi mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (VD: bệnh gây ra do thói quen sinh hoạt lâu dài hay do biến cố, bệnh nhân có được cấp cứu kịp thời không, có tích cực tập phục hồi chức năng trong thời điểm vàng không, có tinh thần thoải mái không,…).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, có khoảng 30% bệnh nhân sau tai biến có thể trở lại cuộc sống bình thường như đi làm, đi học,… Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục thậm chí phải chung sống với di chứng suốt đời do thể trạng yếu, có bệnh nền,… và những yếu tố tác động khác trong quá trình phục hồi chức năng.
Câu 2: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến như thế nào?
Bệnh nhân tai biến cần bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Sau đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến:
- Bổ sung đầy đủ các chất đạm, xơ, protein, vitamin, chất béo trong các bữa ăn. ‘
- Không nên ăn quá no, chia thành 5 – 6 bữa/ngày
- Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa cho bệnh nhân tai biến
- Không nên ăn đồ ăn nhanh, các món ăn nhiều muối, nước gây hại cho thận
- Không nên ăn các loại thức ăn với gia vị kích thích như cay, nóng
Câu 3: Nên làm gì để phòng tránh tai biến?
Để phòng tránh nguy cơ mắc tai biến hoặc tái phát tai biến sau khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ
- Tránh để bị thừa cân, béo phì
- Hạn chế thức ăn mặn, bổ sung nhiều chất xơ
- Tập thể dục đều đặn, duy trì sức khỏe tốt
- Sinh hoạt điều độ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
Như vậy bài viết đã giới thiệu các liệu pháp, vấn đề phục hồi chức năng sau tai biến và các lưu ý quan trọng cho bệnh nhân và người nhà. Tai biến là một bệnh lý nghiêm trọng với khả năng tái phát cao, do đó, việc duy trì tập luyện và giữ lối sống lành mạnh là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa tái phát tai biến.
Bệnh nhân sau tai biến thường khó có thể tự tập luyện tại nhà. Vì vậy, nếu bệnh nhân có nhu cầu phục hồi chức năng sau tai biến, bệnh nhân có thể liên hệ Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka. Đến với Myrehab – Matsuoka, bạn sẽ được:
- Trải nghiệm dịch vụ 5 sao với cơ sở vật chất hiện đại, tối tân và thường xuyên được nâng cấp
- Trải nghiệm được tư vấn 1 – 1 về lộ trình và được xây dựng chương trình tập luyện cá nhân hóa
- Trị liệu cùng đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, niềm nở và thân thiện
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội