Tập vật lý trị liệu – Giải pháp cần cho bé có nguy cơ chậm phát triển 

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Chậm phát triển ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, học hỏi và hòa nhập xã hội. Tập vật lý trị liệu được xem là một giải pháp cần thiết, giúp cải thiện chức năng vận động và tăng cường sự linh hoạt cho trẻ.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích những lợi ích của tập vật lý trị liệu cho bé có nguy cơ chậm phát triển, đồng thời đề xuất những phương pháp tập luyện phù hợp.

1. Nguyên tắc tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển

Để tập vật lý trị liệu đạt hiệu quả mong muốn cho trẻ chậm phát triển thì cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Can thiệp sớm nhất có thể ngay khi có kết quả thăm khám giúp trẻ tiếp nhận điều trị kịp thời để cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa các vấn đề phát triển nghiêm trọng hơn trong tương lai.
  • Cần có sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm phục hồi chức năng nhằm giúp điều chỉnh phương pháp tập phù hợp, tạo môi trường an toàn, giúp trẻ có động lực tập luyện tốt hơn.
  • Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng phát triển, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có phương án xử lý kịp thời.
Phục hồi chức năng là gì? Vai trò của phục hồi chức năng
Thực hiện can thiệp sớm là một trong những yếu tố thiết yếu giúp trẻ chậm phát triển tiến bộ trong vật lý trị liệu
Thực hiện can thiệp sớm là một trong những yếu tố thiết yếu giúp trẻ chậm phát triển tiến bộ trong vật lý trị liệu

2. Vai trò của việc tập vật lý trị liệu cho bé 

Tập vật lý trị liệu thường được áp dụng cho những trẻ chậm phát triển hoặc có nguy cơ gặp phải vấn đề về phát triển. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế để giúp cải thiện vận động và hỗ trợ trẻ đạt mức phát triển gần với trẻ bình thường.

Trẻ chậm phát triển thường không đạt được các cột mốc phát triển thể chất hoặc tinh thần (hoặc cả 2) bình thường theo độ tuổi. Tình trạng này có thể bao gồm nhiều vấn đề về: Khả năng vận động, tư duy/nhận thức, khó ăn, chậm tăng cân, chậm nói, nói khó, nói ngọng, ít vận động, khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật,…

Dưới đây là 5 nhóm bệnh lý phổ biến mà tập vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả trong việc cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.

Nhóm bệnh lý Ví dụ
Chậm phát triển vận động Trẻ không đạt được các mốc phát triển vận động như lẫy, bò, ngồi, đứng, đi đúng giai đoạn
Dị tật bẩm sinh Trẻ bị dị tật ở chân, tay, cột sống hoặc các bộ phận khác của cơ thể như bàn chân bẹt, chân khoèo, bàn chân rớt,…
Bị chấn thương Trẻ bị chấn thương như: gãy xương, bong gân, trật khớp hoặc các chấn thương khác.
Mắc các bệnh lý về xương khớp, sai tư thế Trẻ bị viêm khớp, vẹo cột sống,…
Rối loạn ngôn ngữ: chậm nói, nói ngọng  Trẻ gặp vấn đề rối loạn về giao tiếp/nuối: trẻ chậm nói, trẻ bị hội chứng Down, trẻ tự kỷ,…
Rối loạn nhận thức, tư duy Trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và các kỹ năng nhận thức như đọc, viết, tính toán, lập kế hoạch, chú ý… hoặc giải quyết vấn đề
Ngoài các nhóm bệnh lý kể trên, xem thêm các bệnh cần phục hồi chức năng ở mọi lứa tuổi để nhận biết, thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Vật lý trị liệu hỗ trợ phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ chậm phát triển, giúp trẻ đạt các cột mốc phát triển bình thường
Vật lý trị liệu hỗ trợ phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ chậm phát triển, giúp trẻ đạt các cột mốc phát triển bình thường

3. Một số bài tập vật lý trị liệu tốt cho trẻ chậm phát triển

Dưới đây là các nhóm bài tập vật lý trị liệu được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trẻ chậm phát triển. Các bài tập vật lý trị liệu cho bé không chỉ giúp cải thiện khả năng vận động, thị giác và ngôn ngữ mà còn góp phần phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

3.1 Nhóm bài tập vật động trị liệu cho trẻ chậm vận động

3.1.1 Massage cơ tay, chân, lưng

Mục tiêu: Cải thiện tốt khả năng vận động của các cơ, khí huyết lưu thông

Độ tuổi áp dụng: Trẻ từ 0 đến 5 tuổi (tùy thuộc vào mức độ chậm vận động của trẻ, có thể áp dụng cho trẻ lớn hơn).

Cách thực hiện: 

  • Đặt cho trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng.
  • Nhẹ nhàng dùng các ngón tay vuốt và xoa bóp tay, chân của trẻ.
  • Sau đó, đặt trẻ ở vị trí nằm sấp hoặc nằm nghiêng rồi xoa bóp dọc bên 2 cột sống, kẽ xương sườn.

Lưu ý:

  • Thực hiện các động tác đều đặn, từ tốn.
  • Dùng lực tay vừa phải, tránh dùng sức quá mạnh để không làm trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc bị đau.
Massage cơ tay, chân, lưng
Massage cơ tay, chân, lưng

3.1.2 Bài tập giúp cổ trẻ cứng cáp (Tummy time)

Mục tiêu:

  • Giúp xương cổ cứng cáp hơn, phát triển cơ cổ, lưng và bụng.
  • Hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng kiểm soát đầu.
  • Hỗ trợ trẻ em nâng cao khả năng nhận thức về vị trí và sự di chuyển của cơ thể.
  • Giảm nguy cơ bẹp đầu do nằm ngửa quá nhiều.

Độ tuổi áp dụng: Trẻ 0 – 3 tháng

Cách thực hiện (5 tư thế tummy time):

Tummy Time trên ngực

  • Đặt trẻ nằm sấp trên ngực bạn, sao cho trẻ cảm thấy thoải mái.
  • Nâng nhẹ đầu bạn lên một chút để trẻ có thể nhìn thấy mặt bạn và giao tiếp bằng mắt.
  • Giữ tư thế này từ 3 – 5 phút, tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
Bài tập giúp cổ trẻ cứng cáp (Tummy time)
Tummy Time trên ngực

Tummy Time trên gối/khăn

  • Sử dụng một chiếc gối mềm hoặc cuộn khăn lại thành hình ống, đặt nó dưới ngực trẻ.
  • Đặt trẻ nằm sấp, sao cho phần ngực được nâng lên, hỗ trợ trẻ trong việc nâng đầu.
  • Khuyến khích trẻ nhìn xung quanh bằng cách nói chuyện hoặc giữ đồ chơi gần mặt trẻ.
Bài tập Tummy Time trên khăn
Tummy Time trên khăn

Tummy Time trên mặt phẳng

  • Đặt trẻ nằm sấp trên một tấm thảm hoặc giường phẳng, tạo bề mặt an toàn và thoải mái.
  • Khuyến khích trẻ nâng đầu và di chuyển bằng cách đặt đồ chơi hoặc vật hấp dẫn ở phía trước.
  • Duy trì tư thế này từ 5 – 10 phút, tăng dần thời gian theo khả năng của trẻ.
Tummy Time trên mặt phẳng
Tummy Time trên mặt phẳng

Tummy Time trên bóng

  • Đặt trẻ nằm sấp trên một quả bóng lớn (bóng thể dục) với đầu và vai trên bóng, chân giữ trên mặt đất.
  • Giữ bóng ổn định bằng tay để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ nhìn xung quanh và với tay tới các đồ vật thú vị mà bạn đưa ra, duy trì từ 3 – 5 phút.
Tummy Time trên bóng
Tummy Time trên bóng

Tummy Time với đồ chơi

  • Đặt trẻ nằm sấp trên mặt phẳng và đặt một vài đồ chơi sáng màu hoặc phát ra âm thanh trước mặt trẻ.
  • Khuyến khích trẻ với tay hoặc quay đầu để với lấy đồ chơi, tạo sự hứng thú và khuyến khích vận động.
  • Thực hiện hoạt động này trong 5 – 10 phút, tùy thuộc vào khả năng tập trung của trẻ.
Tummy Time với đồ chơi
Tummy Time với đồ chơi

Lưu ý:

  • Thực hiện bài tập từ vài phút mỗi lần, nhiều lần trong ngày. 
  • Luôn giám sát trẻ khi thực hiện Tummy Time.

3.1.3 Tập kỹ thuật tạo thuận lẫy

Mục tiêu:

  • Giúp trẻ học và cải thiện kỹ năng lẫy (lăn từ nằm ngửa sang nằm sấp), phát triển cơ cổ, vai, lưng và bụng.
  • Tăng khả năng phối hợp giữa các cơ và tăng cường nhận thức về chuyển động cơ thể.
  • Hỗ trợ sự phát triển vận động thô là nền tảng cho các kỹ năng vận động phức tạp hơn như bò, ngồi và đi lại.

Độ tuổi áp dụng: Trẻ từ 3 đến 6 tháng (khi trẻ bắt đầu có sự kiểm soát cổ và lưng tốt hơn).

Cách thực hiện: 

  • Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn như tấm thảm mềm.
  • Đặt một món đồ chơi sáng màu hoặc phát ra âm thanh bên cạnh trẻ, hơi xa tầm với của trẻ để khuyến khích trẻ với và lẫy.
  • Nhẹ nhàng dùng tay đỡ vai hoặc hông của trẻ, khuyến khích trẻ lăn sang bên. Có thể nhẹ nhàng đẩy hông để tạo động lực cho trẻ lẫy.
  • Đặt các vật dụng hoặc đồ chơi khác nhau để trẻ cảm thấy hứng thú và cố gắng di chuyển.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần vài phút và tăng thời gian dần dần khi trẻ có dấu hiệu cải thiện.

Lưu ý:

  • Động tác cần thực hiện từ từ, không ép trẻ lẫy nếu trẻ chưa sẵn sàng.
  • Luôn giám sát trẻ khi thực hiện.
Tập kỹ thuật tạo thuận lẫy
Tập kỹ thuật tạo thuận lẫy

3.1.4 Đi trên một đường thẳng

Mục tiêu: Cải thiện khả năng thăng bằng, sự phối hợp các nhóm cơ và tăng cường sự tập trung.

Dụng cụ: Sử dụng băng dính để dán một đường thẳng dài trên sàn (có thể thay bằng dây).

Cách thực hiện:

  • Đặt trẻ ở đầu đường thẳng và yêu cầu trẻ đi dọc theo đường dây.
  • Giữ cho hai chân luôn bước trên đường thẳng, giữ thăng bằng tốt nhất có thể.
  • Bắt đầu với tốc độ chậm và có thể tăng dần khi trẻ đã làm quen.
  • Độ khó: Tăng dần độ khó bằng cách thu hẹp đường dây hoặc nhắm mắt.

Lưu ý: Luôn hỗ trợ và theo dõi trẻ, đảm bảo môi trường an toàn khi thực hiện.

Đi trên một đường thẳng
Đi trên một đường thẳng

3.1.5 Tập mô phỏng dáng đi của động vật

Mục tiêu:

  • Tăng cường khả năng vận động và sự phối hợp tay chân.
  • Phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát và kỹ năng mô phỏng hành động.

Cách thực hiện:

  • Dán băng dính: Dán 2 miếng băng dính cách nhau khoảng 3 – 6m (tùy thuộc vào không gian và độ tuổi của trẻ).
  • Chọn động vật: Cùng trẻ chọn một con vật mà bé yêu thích.
  • Hướng dẫn trẻ bắt đầu từ miếng băng dính đầu tiên và di chuyển đến miếng băng dính còn lại, mô phỏng dáng đi hoặc cách di chuyển của con vật đã chọn. Ví dụ: Thỏ nhảy bằng hai chân, mèo đi bằng cả hai tay và chân, khom lưng…

Lưu ý: Khuyến khích trẻ vận động sáng tạo và an toàn trong quá trình thực hiện.

 Tập mô phỏng dáng đi của động vật
Tập mô phỏng dáng đi của động vật

3.1.6 Vượt chướng ngại vật

Mục tiêu:

  • Phát triển kỹ năng vận động: Bò, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng.
  • Cải thiện nhận thức không gian: Nhận biết vị trí, khoảng cách, và điều chỉnh cơ thể phù hợp.
  • Tăng cường sự tự tin: Vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu.

Cách thực hiện:

  • Thiết lập chướng ngại vật: Tạo ra một đường đi với các chướng ngại vật khác nhau, từ dễ đến khó. Ví dụ: Bò qua ghế, nhảy qua vòng hula, leo lên gối, đi trên một đường thẳng vẽ trên sàn.
  • Hướng dẫn trẻ: Giải thích cho trẻ về các chướng ngại vật và cách vượt qua chúng.
  • Thực hiện: Khuyến khích trẻ tự do khám phá và vượt qua các chướng ngại vật.
  • Thay đổi vị trí và loại hình chướng ngại vật thường xuyên để tạo sự mới lạ và tăng tính thử thách.

Lưu ý: Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ khi thiết lập chướng ngại vật và giám sát trong quá trình thực hiện.

Bài tập Vượt chướng ngại vật
Vượt chướng ngại vật

3.1.7 Trò chơi giả vờ

Mục tiêu:

  • Phát triển kỹ năng vận động: Trẻ sẽ thực hiện các động tác như đi, chạy, nhảy, với, ném, cầm nắm… tùy theo tình huống trong trò chơi.
  • Tăng cường khả năng phối hợp tay – mắt: Khi sử dụng các đồ vật, trẻ cần điều khiển tay chân một cách linh hoạt để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phát triển trí tưởng tượng: Trẻ tự do sáng tạo, nghĩ ra những câu chuyện và tình huống thú vị.
  • Cải thiện kỹ năng xã hội: Qua trò chơi, trẻ học cách tương tác với người khác, chia sẻ và hợp tác.
  • Giảm căng thẳng: Môi trường chơi giúp trẻ thư giãn, giảm bớt lo âu.

Cách thực hiện:

  • Chọn chủ đề: Kỹ thuật viên sẽ chọn chủ đề phù hợp với sở thích và mục tiêu của trẻ, ví dụ:
    • Chơi nhà: Nấu ăn, dọn nhà, chăm sóc em bé.
    • Chơi bác sĩ: Khám bệnh, chữa bệnh cho búp bê.
    • Chơi siêu anh hùng: Chiến đấu với kẻ xấu, cứu người.
  • Kỹ thuật viên sẽ đặt câu hỏi, đưa ra gợi ý để kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
  • Quan sát và đánh giá: Trong quá trình chơi, kỹ thuật viên sẽ quan sát để đánh giá sự tiến bộ của trẻ và điều chỉnh các hoạt động phù hợp.

Lưu ý: Tạo môi trường chơi an toàn và khuyến khích trẻ tham gia một cách tích cực, tự nhiên.

Trò chơi giả vờ
Trò chơi giả vờ

3.2 Nhóm bài tập cho thị giác

3.2.1 Săn tìm đồ vật bằng ống nhòm

Mục tiêu:

  • Rèn luyện khả năng phối hợp mắt, giúp trẻ nhìn rõ và chính xác hơn.
  • Cải thiện khả năng tập trung và chú ý vào một đối tượng cụ thể.
  • Nâng cao khả năng quan sát và nhận biết các chi tiết nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Cùng trẻ lập một danh sách các vật thể đa dạng về màu sắc, kích thước và vị trí (gần, xa, cao, thấp).
  • Hướng dẫn, cho trẻ làm quen với việc điều chỉnh tiêu cự ống nhòm để nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách khác nhau.
  • Bắt đầu trò chơi: Đọc tên một vật thể từ danh sách, trẻ sẽ sử dụng ống nhòm để tìm kiếm vật thể đó.
  • Tăng độ khó: Đặt thêm các vật thể có màu sắc hoặc hình dạng tương tự nhau hoặc đặt giới hạn thời gian cho mỗi lần tìm kiếm.

Lưu ý: Luôn đảm bảo trẻ chơi trong môi trường an toàn khi di chuyển hoặc nhìn xa bằng ống nhòm.

Trò chơi Săn tìm đồ vật bằng ống nhòm
Săn tìm đồ vật bằng ống nhòm

3.2.2 Đuổi bắt bằng đèn pin

Mục tiêu:

  • Rèn luyện khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu, tăng cường thị lực ban đêm.
  • Cải thiện khả năng phối hợp giữa mắt và tay khi điều khiển đèn pin.
  • Tăng cường phản xạ nhanh nhẹn khi chơi đuổi bắt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị không gian: Tắt tất cả đèn và tạo một không gian tối hoàn toàn.
  • Chia trẻ thành hai đội hoặc chơi theo nhóm nhỏ.
  • Phiên bản 1: Đánh dấu người chơi: Mỗi người chơi sẽ cố gắng chiếu đèn pin vào người chơi khác để “đánh dấu”. Người bị “đánh dấu” sẽ bị loại khỏi trò chơi.
  • Phiên bản 2: Đánh dấu vật thể: Giấu các vật dụng đã chuẩn bị trước đó trong không gian tối. Mỗi đội sẽ cố gắng tìm và chiếu đèn pin vào các vật thể đó để ghi điểm.
  • Tăng độ khó: Giới hạn thời gian cho mỗi ván chơi hoặc thêm các chướng ngại vật.

Lưu ý: Đảm bảo không gian an toàn, tránh va chạm khi di chuyển trong bóng tối.

Trò chơi đuổi bắt đèn
Đuổi bắt bằng đèn pin

3.2.3 Đuổi theo bóng bay

Mục tiêu:

  • Giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay khi theo dõi và chạm vào bóng.
  • Tăng cường phản xạ nhanh nhẹn khi thay đổi hướng di chuyển của bóng.

Cách thực hiện:

  • Thổi căng quả bóng bay, chọn màu sắc bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Giải thích cho trẻ mục tiêu của trò chơi là theo dõi quả bóng bằng mắt và cố gắng chạm vào nó.
  • Bắt đầu trò chơi:  KTV nắm nhẹ quả bóng và di chuyển chậm rãi xung quanh phòng, ở các độ cao khác nhau.
  • Khuyến khích trẻ quan sát chuyển động của bóng và dùng tay chạm nhẹ vào nó.
  • Tăng độ khó: Đặt thêm một vài quả bóng bay cùng màu để tăng độ khó.

Lưu ý: Đảm bảo không gian chơi rộng rãi và an toàn để trẻ di chuyển tự do mà không va phải vật dụng xung quanh.

Trò chơi đuổi theo bóng
Đuổi theo bóng bay

3.2.4 Nhảy từ thẻ này sang thẻ khác

Mục tiêu:

  • Giúp trẻ tập trung vào một điểm cụ thể và chuyển đổi sự tập trung nhanh chóng giữa các điểm.
  • Rèn luyện khả năng chuyển đổi thị giác giữa các khoảng cách và hướng nhìn khác nhau.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn các thẻ flashcard phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ.
  • Dán hoặc treo hai thẻ cách nhau khoảng 50 – 70cm, ngang tầm mắt của trẻ.
  • Giải thích cho trẻ mục tiêu của trò chơi là nhìn nhanh từ thẻ này sang thẻ kia khi bạn gọi tên hoặc mô tả hình ảnh
  • Gọi tên từ hoặc mô tả hình ảnh trên một thẻ, trẻ sẽ nhanh chóng nhìn sang thẻ đó và tìm đúng từ hoặc hình ảnh.
  • Lưu ý: Giám sát trẻ trong quá trình chơi để đảm bảo rằng trẻ cảm thấy thoải mái và không bị áp lực quá mức.
Trò chơi nhảy từ thẻ này sang thẻ khác
Nhảy từ thẻ này sang thẻ khác

3.2.5 Trò chơi tìm từ

Mục tiêu:

  • Giúp trẻ phối hợp tốt giữa mắt và tay khi tìm và đánh dấu từ.
  • Giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát chi tiết và mở rộng vốn từ vựng.

Cách thực hiện:

  • Tạo các lưới chữ với độ khó khác nhau, có thể ẩn các từ theo chiều ngang, dọc, chéo hoặc kết hợp cả ba.
  • Giải thích cho trẻ cách chơi: tìm các từ đã cho trong lưới chữ và đánh dấu chúng.
  • Đưa cho trẻ một lưới chữ và danh sách các từ cần tìm, khuyến khích trẻ tìm kiếm từ một cách từ từ và cẩn thận.

Lưu ý: Đảm bảo rằng lưới chữ phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ để trò chơi luôn thú vị và không quá khó khăn.

Trò chơi tìm từ
Trò chơi tìm từ

3.3 Nhóm bài tập cho ngôn ngữ

3.3.1 Các bài tập rèn luyện âm thanh

Mục tiêu: Tăng cường sự linh hoạt của các cơ quan phát âm.

Cách thực hiện:

  • Bài tập vận động môi, lưỡi, hàm: Khuyến khích trẻ thực hiện các động tác như chu môi, lè lưỡi, ngậm miệng, há miệng, nhai, để tăng cường sự linh hoạt của cơ quan phát âm.
  • Bài tập bắt chước âm thanh: Bắt chước âm thanh của các con vật, đồ vật, hoặc các âm đơn giản như “a”, “o”, “u”.
  • Bài tập nói vần: Lặp lại các vần điệu đơn giản, các bài hát có giai điệu vui nhộn.

Lưu ý:

  • Các bài tập nên được thực hiện trong không khí vui vẻ, thoải mái, khuyến khích trẻ tham gia tích cực.
  • Giám sát và hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Các bài tập rèn luyện âm thanh
Các bài tập rèn luyện âm thanh

3.3.2 Điệp viên tài năng

Mục tiêu:

  • Rèn luyện kỹ năng phát âm các âm và từ mục tiêu.
  • Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ và tập trung.
  • Tăng cường sự tự tin và hứng thú học tập.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một bộ thẻ hình ảnh đa dạng về chủ đề, mỗi thẻ có một hình ảnh và một từ hoặc âm thanh mục tiêu.
  • Đưa cho trẻ một tấm thẻ hình ảnh và nói: “Điệp viên nhí, hãy quan sát kỹ bức hình này và nói to lên những gì con thấy.”
  • Mô tả hình ảnh một cách sinh động và nhấn mạnh vào âm hoặc từ mục tiêu. Ví dụ: “Đây là một quả bóng. Quả bóng tròn và màu đỏ
  • Yêu cầu trẻ lặp lại từ hoặc âm thanh đó.

Lưu ý: Tạo không khí vui vẻ, khuyến khích trẻ tham gia và không nên áp lực trẻ nếu trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm.

Trò chơi Điệp viên tài năng
Điệp viên tài năng

3.3.3 Săn tìm kho báu

Mục tiêu:

  • Rèn luyện kỹ năng nghe, nhận biết âm mục tiêu trong các từ khác nhau.
  • Tạo cơ hội thực hành phát âm các âm một cách tự nhiên và lặp đi lặp lại.
  • Trẻ tiếp xúc với nhiều từ mới có chứa âm mục tiêu, từ đó mở rộng vốn từ vựng.

Cách thực hiện:

  • Chọn các đồ vật quen thuộc với trẻ và có âm đầu hoặc âm cuối trùng với âm mà bạn muốn trẻ luyện tập.
  • Giấu các đồ vật xung quanh phòng, đảm bảo chúng ở những vị trí dễ tìm cho trẻ. Khi trẻ tìm thấy một đồ vật, bạn hãy hỏi: “Con tìm thấy gì?”
  • Sau khi trẻ trả lời, hãy lặp lại câu trả lời của trẻ với âm mục tiêu được nhấn mạnh.

Lưu ý: Khuyến khích và khen ngợi trẻ khi chúng tìm thấy đồ vật và phát âm đúng.

Trò chơi săn tìm kho báu
Săn tìm kho báu

3.3.4 Bingo âm thanh

Mục tiêu:

  • Rèn luyện kỹ năng nghe, phát triển khả năng quan sát kỹ.
  • Trẻ có cơ hội tương tác với các bạn cùng chơi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Cách thực hiện:

  • In ra các thẻ bingo có hình ảnh các đồ vật bắt đầu bằng âm mục tiêu. Mỗi thẻ nên có một lưới 3×3 hoặc 4×4 ô vuông, mỗi ô chứa một hình ảnh khác nhau.
  • Mỗi trẻ sẽ được nhận một thẻ bingo.
  • Giữ một hình ảnh mẫu lên và nói rõ tên của đồ vật đó, nhấn mạnh vào âm mục tiêu.
  • Trẻ sẽ tìm hình ảnh tương ứng trên thẻ bingo của mình và nói to tên của đồ vật đó.
  • Khi trẻ tìm thấy và nói đúng, trẻ sẽ dùng dụng cụ đánh dấu để đánh dấu vào ô đó.
  • Khi một trẻ đã đánh dấu hết các ô trên thẻ bingo, trẻ sẽ hét to “Bingo!” và là người chiến thắng.

Lưu ý: Tạo không khí vui vẻ, khuyến khích trẻ tham gia và khen ngợi nỗ lực của từng trẻ trong quá trình chơi.

Trò chơi Bingo âm thanh
Bingo âm thanh

3.3.5 Trò chơi nhập vai

Mục tiêu:

  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm thoại trong các tình huống thực tế.
  • Mở rộng vốn từ vựng liên quan đến các chủ đề khác nhau.
  • Xây dựng sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ.
  • Phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các đồ vật đơn giản để làm đạo cụ cho trò chơi, như: đồ chơi bác sĩ, đồ chơi siêu thị, quần áo, mũ…
  • Bắt đầu bằng việc chọn một bối cảnh quen thuộc với trẻ, ví dụ: phòng khám bác sĩ, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, trường học…
  • Gán cho mỗi người một vai trò cụ thể trong bối cảnh đó. Ví dụ: trong tình huống phòng khám, có thể có bác sĩ, bệnh nhân, y tá…
  • Khuyến khích trẻ tự do tương tác với nhau bằng ngôn ngữ phù hợp với vai trò
  • Đặt ra các tình huống bất ngờ để tăng tính hấp dẫn và khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt
  • Sau một thời gian, cho trẻ đổi vai để mỗi trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau

Lưu ý: 

  • Khuyến khích trẻ thể hiện ý tưởng và sự sáng tạo của mình. 
  • Khen ngợi nỗ lực và sự tham gia của từng trẻ để tạo động lực cho các lần chơi tiếp theo.
Trò chơi nhập vai
Trò chơi nhập vai

4. Lời khuyên lựa chọn địa chỉ tập vật lý trị liệu cho bé

Việc lựa chọn địa chỉ tập vật lý trị liệu cho trẻ là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hồi phục của trẻ. Để đảm bảo trẻ nhận được sự chăm sóc tốt nhất, phụ huynh nên xem xét một số tiêu chí sau:

  • Đội ngũ chuyên gia: Ưu tiên các trung tâm có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu có bằng cấp, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Một đội ngũ chuyên môn vững vàng sẽ đảm bảo trẻ được chăm sóc một cách hiệu quả và an toàn. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng cần tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh, tạo cảm giác yên tâm cho gia đình trong quá trình điều trị.
  • Cơ sở vật chất: Nên chọn trung tâm có không gian rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ, được thiết kế phù hợp với trẻ em. Các thiết bị vật lý trị liệu cần hiện đại, đa dạng và được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tập luyện.
  • Phương pháp điều trị: Trung tâm phải được áp dụng phương pháp điều trị đa dạng, hiệu hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này giúp tạo ra các chương trình điều trị linh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của trẻ.
  • Chi phí: Chi phí điều trị cần phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Các khoản phí cần được liệt kê rõ ràng, không phát sinh thêm các chi phí ẩn.

Để đảm bảo chọn được địa chỉ tập vật lý trị liệu phù hợp cho trẻ, phụ huynh nên lưu ý thực hiện các bước sau:

  • Tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng: Phụ huynh nên nghiên cứu các trung tâm khác nhau, tìm hiểu về dịch vụ, chuyên môn của đội ngũ nhân viên, cũng như những phương pháp điều trị mà họ áp dụng.
  • Đọc đánh giá của khách hàng: Tham khảo ý kiến và đánh giá từ các phụ huynh khác đã sử dụng dịch vụ của trung tâm. Điều này giúp phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về chất lượng dịch vụ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế về các trung tâm vật lý trị liệu uy tín và phù hợp với tình trạng của trẻ.

Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín và chất lượng cho việc tập vật lý trị liệu cho trẻ, MYREHAB MATSUOKA chính là lựa chọn hoàn hảo. Chúng tôi tự hào có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tận tâm với từng bệnh nhân.

Với cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp vật lý trị liệu tiên tiến, MYREHAB MATSUOKA cam kết mang đến cho trẻ một môi trường an toàn và thân thiện, giúp trẻ thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Bên cạnh đó,  MYREHAB MATSUOKA thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và tư vấn miễn phí cho phụ huynh, nhằm cung cấp kiến thức hữu ích và giúp phụ huynh nắm bắt tốt hơn về quá trình phát triển của trẻ.

Không gian của trung tâm Myrehab và đội ngũ kỹ thuật viên
Myrehab Matsuoka đồng hành cùng trẻ chậm phát triển, giúp các em cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua liệu trình vật lý trị liệu hiệu quả

Tập vật lý trị liệu cho bé là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện khả năng vận động, thị giác và ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển. Để có kế hoạch tập luyện phù hợp và hiệu quả nhất, hãy liên hệ với MYREHAB MATSUOKA. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý phụ huynh và trẻ trong hành trình phát triển sức khỏe và kỹ năng sống!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 27/11/2024Ngày cập nhật: 27/11/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.