Bệnh nhân nam 17 tuổi tích cực tập luyện tại Myrehab để cải thiện tình trạng bàn chân sập vòm

Tác giả: Myrehab - Matsuoka
Đây là câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh khi đã có con qua “độ tuổi vàng” tầm soát bàn chân bẹt. Độ tuổi vàng để tầm soát bàn chân bẹt là từ 3 đến 7 tuổi. Càng điều trị sớm, hiệu quả càng cao. Khả năng điều trị bàn chân bẹt thành công sẽ giảm dần theo độ tuổi. Cụ thể, những trẻ từ 15 – 16 tuổi, thời gian để trẻ cải thiện bàn chân bẹt là 5 năm, đối với người trưởng thành thì bàn chân bẹt không thể điều trị khỏi, chỉ có thể đi lót hỗ trợ và tập luyện vận động để hạn chế các biến chứng.
Bệnh nhân nam (17 tuổi) đến khám tại MYREHAB MATSUOKA với lý do chạy bộ hoặc chơi cầu lông thường bị té ngã, phụ huynh nhận thấy con có dấu hiệu của bàn chân bẹt.

1. Bệnh sử

  • Bàn chân hai bên sập vòm hoàn toàn
  • Thăng bằng từng chân kém
  • Không đi được bằng mũi chân
  • Yếu cơ chi dưới và cân cơ gan bàn chân
  • Co cứng cơ chày sau hai bên, bên phải co cứng hơn bên trái
  • Lệch trục chi dưới, chân trái dài hơn chân phải, lệch khung chậu 2 bên

2. Chỉ định điều trị

  • Điện xung: kích thích cơ chày sau, cân gan bàn chân, sử dụng dòng Russian, 50Hz x 15 phút
  • Hồng ngoại
  • Tập vận động tăng sức mạnh cơ chi dưới: cơ bụng chân, cơ chày trước, cơ chày sau, gân gan bàn chân, tạo vòm bàn chân
  • Chỉnh chậu hông
  • Chỉnh trục chi dưới, chân ngắn chân dài
  • Sử dụng đế lót chỉnh hình Nhật Bản

Bác sĩ nhận định, với bệnh nhân này tuy đã qua “độ tuổi vàng” tầm soát và điều trị nhưng cần điều trị bàn chân bẹt trong thời gian sớm nhất vì:
Bàn chân bẹt đã gây ra những khó khăn trong vận động cho bệnh nhân như có thăng bằng không vững chắc, yếu các nhóm cơ chi dưới, chạy hay nhảy bật cao hay té ngã, ảnh hưởng đến khung chậu, trục chi. Nếu không điều trị bàn chân bẹt sẽ có nguy cơ bệnh lý tăng nặng hơn, ảnh hưởng đến cột sống, gây cong vẹo cột sống, đau nhức mắt cá chân, đầu gối và lưng.
CHÚ Ý: Quá trình điều trị tập luyện bàn chân bẹt kết hợp đeo đế lót chỉnh hình sẽ dài hơn các bạn nhỏ trong độ tuổi vàng.
Việc duy trì đeo đế lót chỉnh hình y khoa sẽ hỗ trợ nâng đỡ lòng bàn chân, hạn chế các cơn đau có thể xảy ra. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến khích người bệnh mắc chứng bàn chân bẹt mang đế, sử dụng băng dán kinesio và kết hợp với các bài tập cho bàn chân bẹt tại nhà, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu những đau đớn do bàn chân bẹt gây nên.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 20/08/2024Ngày cập nhật: 19/12/2024