Vật lý trị liệu phồng đĩa đệm: Các phương pháp & Bài tập

Tác giả: Myrehab - MatsuokaTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Phồng đĩa đệm khiến phần nhân nhầy (lớp đệm mềm giữa các đốt sống) bị tràn, làm biến dạng đĩa đệm, gây đau nhức, tê và yếu cơ. Nếu không được điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm có nguy cơ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm và cản trở khả năng vận động. Vật lý trị liệu phồng đĩa đệm là phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.

1. Lưu ý khi tập vật lý trị liệu phồng đĩa đệm

Khi tiến hành vật lý trị liệu phồng đĩa đệm, người bệnh cần đảm bảo những yếu tố sau để đảm bảo hiệu quả luyện tập:

  • Luyện tập kiên trì và đều đặn, không bỏ giữa chừng, tuân thủ theo lộ trình được tư vấn bởi bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu với phương pháp tập luyện và tần suất phù hợp với từng giai đoạn, tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng được chương trình tập luyện phù hợp.
  • Tạm ngưng tập luyện và báo với kỹ thuật viên nếu phát hiện các triệu chứng đau bất thường khi tập luyện.
  • Vật lý trị liệu kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Vật lý trị liệu phồng đĩa đệm cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Vật lý trị liệu phồng đĩa đệm cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

2. 7 phương pháp vật lý trị liệu phồng đĩa đệm thụ động

Vật lý trị liệu thụ động là phương pháp trị liệu sử dụng tác động vật lý bên ngoài thay cho chính sức của người bệnh, thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh vẫn chưa có khả năng thực hiện các bài tập tự vận động. Những phương pháp vật lý trị liệu thụ động thường được áp dụng đối với người bệnh bị phồng đĩa đệm là:

2.1. Liệu pháp Prolotherapy

Nhiều nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chứng minh công dụng của liệu pháp Prolotherapy trong việc cải thiện các cơn đau và tái tạo để phục hồi tổn thương. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng kim nhỏ để tiêm dung dịch chuyên dụng với thành phần gồm nước và 10-25% dextrose. Liệu pháp này sẽ kích thích quá trình sản sinh tế bào collagen để tái tạo và duy trì các mô, sữa chứa cấu trúc đĩa đệm để điều trị gốc rễ nguyên nhân gây phồng đĩa đệm và hạn chế nguy cơ tái phát.

Liệu pháp Prolotherapy là phương pháp được chứng minh về hiệu quả
Liệu pháp Prolotherapy là phương pháp được chứng minh về hiệu quả

2.2. Nhiệt trị liệu

Các bác sĩ có thể tiến hành điều trị phồng đĩa đệm bằng các hình thức nhiệt trị liệu như:

  • Chườm nóng: Nhiệt độ cao giúp làm giãn cơ để tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các vùng bị tổn thương, hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa viêm.
  • Chườm lạnh: Thực hiện chườm lạnh nhằm làm mát quanh vùng bị tổn thương, giúp co mạch để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm hiệu quả.

Áp dụng liệu pháp nhiệt trị liệu tùy thuộc vào từng giai đoạn để mang đến hiệu quả giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh.

Nhiệt trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi phồng đĩa đệm hiệu quả
Nhiệt trị liệu hỗ trợ quá trình phục hồi phồng đĩa đệm hiệu quả

2.3. Siêu âm

Đây là liệu pháp trị liệu sử dụng sóng âm thanh với tần số trong khoảng 800.000 Hz – 2.000.000 Hz để kích thích sâu vào các mô dưới da, hỗ trợ giãn cơ, thư giãn thần kinh để giảm các cơn đau và thúc đẩy quá trình phục hồi ở cột sống.

Sử dụng sóng siêu âm trong cải thiện tình trạng phồng đĩa đệm
Sử dụng sóng siêu âm trong cải thiện tình trạng phồng đĩa đệm

2.4. Sóng xung kích

Sóng xung kích trị liệu (Shockwave) là liệu pháp tác động vào phần bị thương với sóng âm mang năng lượng cao, thúc đẩy sự phục hồi của các mô và tế bào, kích thích tái tạo mạch máu để tăng cường nuôi dưỡng các vùng bị tổn thương, mang đến hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Sử dụng sóng xung kích mang đến hiệu quả giảm đau
Sử dụng sóng xung kích mang đến hiệu quả giảm đau

2.5. Massage chuyên sâu

Massage chuyên sâu, còn gọi là di động mô mềm (Deep tissue massage), là liệu pháp xoa bóp với kỹ thuật đặc biệt để tác động sâu đến các cơ cốt lõi, cơ thắt lưng,… Áp dụng phương pháp massage chuyên sâu ở vùng đĩa đệm có thể giảm căng cơ, thúc đẩy thư giãn cơ và tăng cường sự linh hoạt ở cột sống.

Massage chuyên sâu giúp thư giãn các cơ hiệu quả
Massage chuyên sâu giúp thư giãn các cơ hiệu quả

2.6. Kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống là phương pháp vật lý trị liệu phồng đĩa đệm sử dụng tay hoặc các thiết bị chuyên dụng để kéo giãn cột sống ở những vùng khác nhau với các phương kéo, điểm tỳ và lực kéo khác nhau. Kéo giãn cột sống giúp làm giãn cơ, hạn chế sự áp lực lên đĩa đệm và rễ thần kinh để giảm các cơn đau, điều chỉnh sự sai lệch đốt sống và ngăn ngừa các biến chứng của phồng đĩa đệm.

Tiến hành kéo giãn cột sống với thiết bị hiện đại
Tiến hành kéo giãn cột sống với thiết bị hiện đại

2.7. Ánh sáng trị liệu

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại ánh sáng điều trị phù hợp. Có 2 loại ánh sáng được dùng để điều trị phồng đĩa đệm là: tia hồng ngoại và tia laser.

  • Tia hồng ngoại: Khi chiếu vào cơ thể, tia hồng ngoại được hấp thu bởi các tế bào mô, làm tăng cường tuần hoàn máu, giảm phù nề tổ chức viêm, giảm co thắt cơ, làm dịu các đầu mút thần kinh nên làm giảm đau vùng đĩa đệm đang bị tổn thương.
  • Laser: Dưới tác động của tia laser, phần đĩa đệm nhô ra và đè lên dây thần kinh sẽ bị thu nhỏ lại hoặc loại bỏ hoàn toàn, giúp giảm đau.

So với các giải pháp phẫu thuật đĩa đệm truyền thống, sử dụng ánh sáng trị liệu có những ưu điểm như sau:

  • Không cần gây mê, chỉ cần gây tê vùng cần điều trị.
  • Không xâm lấn sâu, vết thương mau lành, quá trình điều trị ít đau đớn và giảm nguy cơ tổn thương xương, dây thần kinh, dây chằng và cơ.
  • Có thể áp dụng cho nhiều vị trí thoát vị đĩa đệm cùng lúc.
  • Thời gian điều trị nhanh, không cần nghỉ ngơi nhiều sau phẫu thuật.
Dùng ánh sáng để trị liệu phồng đĩa đệm
Dùng ánh sáng để trị liệu phồng đĩa đệm

3. 6 bài tập vật lý trị liệu phồng đĩa đệm chủ động

Một phương pháp vật lý trị liệu phồng đĩa đệm hiệu quả là tiến hành vận động trị liệu với các bài tập được thiết kế phù hợp với tình trạng của người bệnh, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cột sống, cải thiện sức mạnh của cơ cốt lõi và các nhóm cơ quanh khớp khác, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

3.1. Bài tập kéo giãn cột sống lưng dưới

Bài 1: Tư thế siêu nhân

Lợi ích: Tăng cường cơ bắp vùng lưng dưới, cơ cốt lõi, giúp kéo giãn vùng lưng để ổn định cột sống lưng dưới.

Cách thực hiện:

Bước 1: Nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng 2 tay trên đầu, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.

Nằm sấp trên thảm tập, duỗi thẳng 2 tay trên đầu, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.

Bước 2: Nâng cánh tay, chân và phần ngực lên khỏi sàn, mắt nhìn xuống sàn. Giữ tư thế trong 45 – 60 giây rồi trở về vị trí ban đầu, có thể tăng thời gian dần lần đến vài phút.

Nâng cánh tay, chân và phần ngực lên khỏi sàn, mắt nhìn xuống sàn.

Tần suất: Thực hiện 3 lần/hiệp.

Bài 2: Tư thế rắn hổ mang

Lợi ích: Hỗ trợ quá trình đẩy đĩa đệm về trung tâm đốt sống để ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giãn cơ quanh cột sống.

Cách thực hiện:

Bước 1: Nằm sấp trên mặt thảm, duỗi chân và tay thả lỏng.

Nằm sấp trên mặt thảm, duỗi chân và tay thả lỏng.

Bước 2: Chống 2 bàn tay lên thảm, đặt bàn tay nằm dưới ngực.

Chống 2 bàn tay lên thảm, đặt bàn tay nằm dưới ngực.

Bước 3: Dùng lực của hai tay, từ từ nâng thân trên lên.

Dùng lực của hai tay, từ từ nâng thân trên lên.

Bước 4: Đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể kéo căng, kéo vai về sau và siết chặt hông.

Đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể kéo căng, kéo vai về sau và siết chặt hông.

Tần suất tập: Lặp lại động tác này 5 lần/hiệp.

Bài 3: Tư thế mèo và bò

Lợi ích: Giúp hạn chế áp lực lên đĩa đệm bằng cách tạo không gian giữa đĩa đệm, giảm các cơn đau ở lưng dưới và hỗ trợ cấu trúc cột sống.

Cách thực hiện:

Bước 1: Quỳ gối vuông góc với mặt sàn, hay tay chống xuống sàn.

Quỳ gối vuông góc với mặt sàn, hay tay chống xuống sàn.

Bước 2: Hít vào, ngửa đầu từ từ nhìn lên phía trước uốn cong lưng tạo thành đường lõm giữa thắt lưng.

Hít vào, ngửa đầu từ từ nhìn lên phía trước uốn cong lưng tạo thành đường lõm giữa thắt lưng

Bước 3: Thở ra, hóp bụng và làm tròn cột sống bằng cách đẩy xương chậu về phía trước.

Thở ra, hóp bụng và làm tròn cột sống bằng cách đẩy xương chậu về phía trước.

Tần suất: Thực hiện động tác này 10 lần liên tiếp và thực hiện trong 2 – 3 hiệp. [2]

3.2. Bài tập kéo giãn cột sống cổ và lưng trên

Đối với trường hợp người bệnh bị phồng đĩa đệm ở đốt sống cổ và lưng trên, dưới đây là những phương pháp vật lý trị liệu phồng đĩa đệm hiệu quả thường được áp dụng.

Bài 1: Gập cằm

Lợi ích: Giúp kéo giãn đốt sống cổ, tăng không giãn giữa đốt sống, hạn chế áp lực lên đĩa đệm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng thoải mái. Từ từ cúi đầu xuống hết biên độ, giữ khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Sau đó, ngửa đầu không hết biên độ, giữa trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Sau đó, ngửa đầu không hết biên độ, giữa trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

Tần suất: Thực hiện động tác 10 lần.

Bài 2: Xoay vai

Lợi ích: Hỗ trợ thư giãn các cơ vai, giảm đau nhức vùng cổ và lưng trên, đồng thời giữ cho cột sống thẳng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nâng 2 vai lên cao, thực hiện động tác xoay tròn vai về phía sau khoảng 10 vòng.
  • Bước 2: Xoay vai theo chiều ngược lại. Thực hiện từ từ và mở rộng hết cỡ tầm vận động về tất cả các hướng.

Xoay vai theo chiều ngược lại. Thực hiện từ từ và mở rộng hết cỡ tầm vận động về tất cả các hướng.

Tần suất: Thực hiện xoay 10 vòng đối với mỗi chiều xoay.

Bài 3: Kéo giãn cơ thang trên

Lợi ích: Giúp kéo giãn cơ để giảm các cơn đau ở vùng cổ vai gáy và lưng trên, tăng cường lực cơ hiệu quả.

Cách thực hiện

Bước 1: Tư thế ngồi thẳng, đầu nhìn thẳng. Từ từ xoay đầu sang ngang bên trái, sau đó cúi đầu xuống, giữ khoảng 5 giây.

Tư thế ngồi thẳng, đầu nhìn thẳng. Từ từ xoay đầu sang ngang bên trái, sau đó cúi đầu xuống, giữ khoảng 5 giây

Bước 2: Trở về trạng thái trung tính, lặp lại tương tự với bên còn lại.

Trở về trạng thái trung tính, lặp lại tương tự với bên còn lại.

Tần suất: Thực hiện luân phiên 2 bên, 5 lần/bên.

Lưu ý: Cảm nhận sự căng ở đúng phần cơ thang trên khi thực hiện.

Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm, đo đó người bệnh có thể tham khảo thêm bài tập phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm để điều trị và kiểm soát tình trạng bênh.

4. Các cách điều trị phồng đĩa đệm khác

Ngoài phương pháp vật lý trị liệu phồng đĩa đệm, tùy theo trường hợp bệnh cụ thể mà người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.

1 – Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm phồng đĩa đệm, tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để cải thiện các cơn đau, giảm viêm như: thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn (vitamin B, paracetamol), thuốc giảm đau kháng viêm kê đơn, thuốc giãn cơ,… Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và dùng với đúng liều lượng để hạn chế những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch.

Sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng phồng đĩa đệm khi có chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng phồng đĩa đệm khi có chỉ định của bác sĩ

2 – Phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật nếu tình trạng phồng đĩa đệm tiến triển nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng và không thể điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp khác.

Phẫu thuật có thể tiến hành các kỹ thuật như loại bỏ nhân nhầy, cắt bỏ cung cột sống và cố định cột sống tùy thuộc mức độ tổn thương ở người bệnh. Người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật nên vẫn cần kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật trong trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng
Người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật trong trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng

5. 5 lưu ý cần biết để phòng ngừa phồng đĩa đệm

Thông thường, việc tiến hành vật lý trị liệu phồng đĩa đệm và các phương pháp điều trị khác thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và nhiều trường hợp bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng không thể phục hồi hiệu quả. Do đó, người bệnh nên chủ động thực hiện những biện pháp giúp phòng ngừa từ sớm tình trạng này như:

  • Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế áp lực lên cột sống.
  • Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động cơ thể với cường độ vừa phải. Lưu ý tránh các động tác mạnh (nâng tạ, xoay người đột ngột,…) để hạn chế nguy cơ chấn thương và gây áp lực lên đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế đứng, ngồi, nằm chuẩn để bảo vệ cột sống, tránh giữ một tư thế quá lâu gây áp lực lên cột sống mà nên thay đổi liên tục giữa các tư thế đứng/ngồi.
  • Hạn chế lao động quá sức, nâng các vật nặng. Nếu cần phải nâng vật nặng, hãy tránh tư thế cúi gập người để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương cột sống.
  • Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp như hút thuốc, sử dụng bia rượu,…
Luyện tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa hiệu quả tình trạng phồng đĩa đệm
Luyện tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa hiệu quả tình trạng phồng đĩa đệm

6. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về trị liệu trượt đốt sống

Câu 1: Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không, có thể chữa khỏi không?

Ở giai đoạn đầu, tình trạng phồng đĩa đệm vẫn chưa quá nguy hiểm và có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì phồng đĩa đệm có thể cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí dẫn đến biến chứng thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến dây thần kinh, tủy sống,… và dẫn đến bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Câu 2: Phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm có gì khác nhau?

Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn giữa khái niệm phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên hai tình trạng này có những điểm khác biệt như:

  • Phồng đĩa đệm: Phần nhân nhầy bị tràn nhưng vẫn còn nằm trong bao xơ, khiến đĩa đệm bị biến dạng. Đây là một tình trạng có diễn ra do quá trình lão hóa hoặc các nguyên nhân khác, ảnh hưởng đến nhiều đốt sống và có nguy cơ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng nhân nhầy đã trượt ra ngoài do bao xơ bị rách, chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Đĩa đệm thường bị trượt khỏi vị trí ban đầu do thoái hóa hoặc khi gặp chấn thương, tai nạn.

Tìm hiểu thêm: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống

Hình ảnh so sánh phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh so sánh phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Câu 3: Những điều không nên làm khi bị phồng đĩa đệm?

Người bệnh gặp tình trạng phồng đĩa đệm cần lưu ý:

  • Hạn chế các vận động mạnh, đặc biệt là các hoạt động tác động mạnh đến cột sống như xoay eo, vặn thân, uốn cong cơ thể về phía trước, gập bụng, nâng chân cao lặp đi lặp lại,…
  • Hạn chế những môn thể thao có cường độ lớn như thể dục nhịp điệu tác động cao, nâng tạ lên cao, đánh golf, tennis,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp dành cho bệnh nhân bị phồng đĩa đệm và các vấn đề về cột sống khác.

Phồng đĩa đệm có nguy cơ dẫn đến các biến chứng thoát vị đĩa đệm, gây tổn thương dây thần kinh và tủy sống, thậm chí dẫn đến tàn phế. Vật lý trị liệu phồng đĩa đệm với các phương pháp thụ động và vận động trị liệu giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh bị phồng đĩa đệm cần tiến hành vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh có lợi cho sức khỏe xương khớp.

Người bệnh nếu đang gặp các vấn đề tổn thương về đĩa đệm và cột sống có thể đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA – địa chỉ cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản. MYREHAB MATSUOKA cung cấp dịch vụ trị liệu uy tín với:

  • Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, tiến hành chẩn đoán và theo sát người bệnh trong suốt quá trình tập luyện.
  • Lộ trình điều trị cá nhân hóa phù hợp với tình trạng bệnh và nhu cầu phục hồi của mỗi bệnh nhân, điều chỉnh lộ trình linh hoạt dựa trên hiệu quả tập luyện của người bệnh.
  • Hệ thống trang thiết bị chẩn đoán và trị liệu hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu tăng hiệu quả luyện tập và giúp nhân viên y tế có thể theo dõi tình trạng của người bệnh hiệu quả.

Hãy đến ngay Trung tâm MYREHAB MATSUOKA để tiến hành vật lý trị liệu phồng đĩa đệm hiệu quả và an toàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Trung tâm MYREHAB MATSUOKA là địa chỉ tiến hành vật lý trị liệu uy tín với trang thiết bị hiện đại
Trung tâm MYREHAB MATSUOKA là địa chỉ tiến hành vật lý trị liệu uy tín với trang thiết bị hiện đại

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 22/02/2024Ngày cập nhật: 22/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.