Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.
Thoát vị đĩa đệm có khả năng gây đau nhức nghiêm trọng và dẫn đến cứng khớp, giảm khả năng vận động. Nhiều phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể hỗ trợ quá trình phục hồi khớp, tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh khớp để hạn chế các di chứng của tình trạng này.
1. Tác dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Trước những ảnh hưởng của tình trạng thoát vị đĩa đệm đối với sức khỏe xương khớp, việc thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm theo chỉ định của bác sĩ có thể mang đến nhiều lợi ích như:
- Hỗ trợ làm giãn mạch máu để tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực bị thương để thúc đẩy việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng khớp bị thương, hỗ trợ quá trình phục hồi của đĩa đệm và khớp.
- Giảm các cơn đau, hỗ trợ kháng viêm và hạn chế bùng phát các cơn đau trong tương lai.
- Giúp giãn cơ, tăng cường sức mạnh và sức bền cho cơ bắp, ngăn ngừa tình trạng co thắt cơ, hạn chế nguy cơ chèn ép dây thần kinh để hạn chế nguy cơ tê cứng khớp.
- Tăng sự dẻo dai, tính linh hoạt của khớp, khôi phục khả năng vận động của cột sống thắt lưng để người bệnh có thể trở lại sinh hoạt như bình thường.
Có thể bạn quan tâm: 5 sai lầm khi phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm & Giải pháp
Để việc tập vật lý trị liệu đạt hiệu quả, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Chống chỉ định thực hiện vật lý trị liệu đối với trường hợp bị gãy xương hoặc có khối u ở cột sống. |
2. 5 Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện vật lý trị liệu với những phương pháp dưới đây theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên.
2.1. Nhiệt trị liệu
Người bệnh có thể tiến hành xen kẽ các phương pháp trị liệu nóng và lạnh để tăng hiệu quả phục hồi:
- Trị liệu bằng nhiệt nóng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình phục hồi của khớp. Ngoài ra, việc tăng lưu thông máu còn giúp tăng cường loại bỏ các chất thải.
- Trị liệu bằng nhiệt lạnh sẽ giúp làm co mạch, giảm co thắt cơ và giảm dẫn truyền thần kinh để cải thiện các cơn đau, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng sưng, phù nề.
2.2. Điện trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm này sử dụng một dòng điện đặc biệt có khả năng kích thích tuần hoàn máu, kích thích giải phóng endorphin để giảm trương lực gây co thắt nhằm tăng thư giãn các cơ, đồng thời ức chế dẫn truyền thần kinh cảm giác đau lên não. Những phương pháp điện trị liệu có thể được áp dụng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là:
- Sóng ngắn: Sử dụng thiết bị phát ra các bức xạ điện từ có bước sóng ngắn để tăng tuần hoàn máu ở những mô sâu, ngăn ngừa tình trạng viêm, phù nề và thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm để làm rung màng tế bào để tăng cường tuần hoàn và vận chuyển dưỡng chất, không chỉ mang đến hiệu quả giảm đau, kháng viêm mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng dính mô mềm, dính khớp.
- Laser: Phương pháp chiếu tia laser với nguồn năng lượng thích hợp qua da để loại bỏ phần địa đệm bị lệch và giải phóng dây thần kinh, cải thiện các triệu chứng tê, đau nhức, cứng đốt sống.
- Điện xung: Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS) là phương pháp gắn các các điện cực lên da để kích thích dòng điện đến các cơ và dây thần kinh để tăng sản sinh endorphin, từ đó giúp giảm cảm giác đau tự nhiên và nhanh chóng.
- Sóng xung kích: Dùng thiết bị phát ra sóng âm năng lượng cao ở những vùng bị thương để sóng âm tương tác với mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và cải thiện khả năng vận động của đốt sống.
2.3. Thuỷ trị liệu
Thủy trị liệu là phương pháp áp dụng lực của nước để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nước có khả năng giữ nhiệt và năng lượng nên có thể giúp người bệnh ngâm nóng hoặc lạnh các vùng bị thương để đạt được hiệu quả trị liệu.
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp thủy trị liệu bằng cách ngồi trong bồn tạo sóng để các dòng nước tác động đến bề mặt cơ thể, kích thích thụ cảm thần kinh để tăng cường tuần hoàn máu.
Lực đẩy của nước có thể giúp làm giảm áp lực lên các khớp, giúp việc tập luyện đạt hiệu quả hơn. Một số bài tập tập mà người bệnh có thể được thực hiện dưới nước dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên là đi bộ dưới nước, thả cơ thể nổi tự do dưới nước, dựa vào thành tường của bể bơi và squat,…
2.4. Massage, xoa bóp
Một trong những phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả là tiến hành massage chuyên sâu, còn gọi là di động mô mềm (Deep tissue massage). Các chuyên gia sẽ tiến hành xoa bóp với các lực và thời lượng nhất định để tác động đến các cơ ở thắt lưng, cơ cốt lõi, tăng cường tuần hoàn máu và giảm nguy cơ căng cơ, tăng sự linh hoạt của cột sống.
Đối với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh sẽ được tiến hành massage chuyên sâu ở vùng cổ, vai, gáy, lưng trên. Trong khi đó, trường hợp thoát vị cột sống ở lưng và thắt lưng sẽ được massage tại xương chậu, hông, đùi.
2.5. Kéo giãn giảm áp cột sống
Kéo giãn cột sống là phương pháp tác động cơ học lên cột sống theo những phương kéo và lực kéo khác nhau bằng tay hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Thực hiện kéo giãn cột sống mang đến hiệu quả hạn chế chèn ép đốt sống, từ đó giảm áp lực lên đốt sống bị tổn thương để hỗ trợ quá trình phục hồi của đĩa đệm bị thoát vị. Phương pháp này còn giúp điều chỉnh tư thế cột sống, giải phóng dây thần kinh, dây chằng và cơ.
3. 5 bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Vận động trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng hàng đầu đối với quá trình phục hồi sau thoát vị đĩa đệm. Tham khảo ngay những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng dưới đây.
Bài 1: Tư thế rắn hổ mang
Đây là bài tập giúp mở rộng lưng dưới, hỗ trợ quá trình phục hồi của đĩa đệm bằng cách kéo giãn các đốt sống, giúp đẩy đĩa đệm về phần trung tâm, từ đó cải thiện tình thiện tình trạng đau nhức.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp trên mặt thảm, duỗi chân và tay thả lỏng.
Bước 2: Chống 2 bàn tay lên thảm, đặt bàn tay nằm dưới ngực.
Bước 3: Dùng lực của hai tay, từ từ nâng thân trên lên.
Bước 3: Đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể kéo căng, kéo vai về sau và siết chặt hông.
Tần suất tập: Lặp lại động tác này 5 lần/hiệp.
Bài 2: Tư thế nhân sư
Bài tập có tác dụng trong việc kéo giãn các đốt sống, đồng thời giúp thư giãn dây chằng ở lưng và các cơ quanh khớp, từ đó cải thiện cơn đau và khả năng vận động của cột sống.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, 2 chân duỗi thẳng và 2 tay chống xuống sàn.
Bước 2: Từ từ nâng ngực và mặt khỏi sàn, giữ cho mắt hướng lên phía trước.
Bước 3: Giữ cho phần hông và bụng vẫn tiếp xúc với sàn.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 10 – 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Tần suất tập: Lặp lại động tác này 10 lần/hiệp.
Bài 3: Tư thế cây cầu
Theo một nghiên cứu vào năm 2018 trên Tạp chí Trị liệu Sinh lý và Thao tác, đây là một bài tập có thể kích thích nhóm cơ bụng ngang (cơ nằm sâu nhất ở vùng bụng), từ đó cải thiện cơn đau ở người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tư thế câu cầu còn hỗ trợ sự dẻo dai của khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn với khoảng cách rộng bằng vai.
Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng cao hông và bụng.
Bước 3: Vai và cổ gáy áp sát dưới sàn.
Chú ý: Khi đẩy hông lên điểm cao nhất, 2 đầu gối mở ra 2 bên để tối ưu hiệu quả.
Tần suất tập: Lặp lại động tác này 5 lần/hiệp.
Bài 4: Bài tập nghiêng khung xương chậu
Luyện tập nghiêng khung xương chậu có tác dụng trong việc kéo giãn các cơ lưng dưới, cơ lườn để tăng cường lưu thông máu, đồng thời tăng cường sự linh hoạt cho vùng thắt lưng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, 2 tay dang ngang tạo thành hình chữ T với cơ thể.
Bước 2: Gập 2 đầu gối lên, nhẹ nhàng đưa gối sang bên phải.
Bước 3: Đồng thời xoay hông và lưng dưới theo hướng đó.
Tần suất tập: Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại bài tập 5 lần đối với mỗi bên.
Bài 5: Tư thế chim chó
Bài tập tư thế chim – chó giúp cải thiện chức năng cột sống, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các cơ lưng dưới, bụng, hông,… để hỗ trợ quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện:
Bước 1: Hai tay chống xuống sàn, lưng thẳng, chân quỳ gối.
Bước 2: Từ từ nâng và duỗi chân phải về sau.
Bước 3: Đồng thời nâng tay trái lên, duỗi thẳng về phía trước.
Chú ý: Cần đảm bảo phần lưng, đầu và cổ thẳng hàng để giảm áp lực đè lên cột sống.
Tần suất tập: Lặp lại bài tập 5 lần đối với mỗi bên.
Tham khảo thêm các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5
4. Những lưu ý khi vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Để quá trình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý tuân thủ theo những điều dưới đây:
- Thực hiện tập luyện và trị liệu theo lộ trình được chỉ định bởi bác sĩ để phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Quá trình trị liệu cần thực hiện dưới sự giám sát của kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn, tránh tự ý tập luyện một mình.
- Tuân thủ chỉ định bác sĩ trong quá trình điều trị và tập luyện phục hồi chức năng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hãy cập nhật với bác sĩ về tình trạng của vết thương sau quá trình tập luyện, đồng thời báo ngay nếu gặp các cơn đau trong quá trình trị liệu.
- Sử dụng các trang phục rộng rãi, thoải mái, mang giày vừa vặn, tránh các trang phục bó sát khi tập luyện.
- Tập vật lý trị liệu phải kết hợp với duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi phù hợp, duy trì tâm trạng thoải mái và hạn chế những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp (bê vật nặng, hút thuốc, sử dụng bia rượu,…).
5. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm sau bao lâu có hiệu quả?
Thông thường, tốc độ phục hồi sau khi áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, lộ trình tập luyện, chế độ chăm sóc sức khỏe cột sống,… Tuy nhiên, khi tiến hành các bài tập vật lý trị liệu giãn cơ và tăng cường sức mạnh đúng phương pháp thì người bệnh có thể phục hồi và hoạt động trở lại bình thường trong khoảng 2 – 8 tuần hoặc nhanh hơn.
6. Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm ở đâu?
Để quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả, nhiều người thường phân vân không biết nên lựa chọn những địa chỉ vật lý trị liệu nào. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của những địa điểm thực hiện vật lý trị liệu mà người bệnh có thể tham khảo:
1 – Bệnh viện: Hiện nay, nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và có thể thuận tiện cho người bệnh nếu có nhu cầu lưu trú tại bệnh viện để hạn chế việc di chuyển.
Tuy nhiên, việc luyện tập tại bệnh viện thường có hạn chế về không gian nên người bệnh cần chờ đợi, nhân viên y tế không thể theo dõi sát quá trình tập luyện, thủ tục đăng ký phức tạp và chi phí tương đối cao.
2 – Vật lý trị liệu tại nhà: Đây là hình thức các chuyên gia đến trực tiếp nơi ở của người bệnh và mang theo các dụng cụ để tiến hành trị liệu. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân không có khả năng di chuyển, linh hoạt về thời gian và chi phí tương đối phù hợp.
Việc tập luyện tại nhà có thể không đảm bảo về mặt thiết bị, kỹ thuật nên có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của người bệnh, do đó thường không thể áp dụng đối với các trường hợp người bệnh bị thương nghiêm trọng.
3 – Cộng đồng: Thực hiện vật lý trị liệu theo nhóm có thể giúp người bệnh được hỗ trợ bởi các chuyên gia và những người bệnh khác, tạo động lực để tập luyện và thường có chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này thường có thời gian không linh hoạt và người bệnh không được tập luyện các bài tập cá nhân hóa phù hợp với tình trạng của người bệnh.
4 – Trung tâm phục hồi chức năng: Hiện nay, các trung tâm phục hồi chức năng cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với các trường hợp từ nhẹ đến nặng. Việc trị liệu tại các trung tâm cũng thường có chi phí cao và không thuận lợi đối với người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển.
Một trong những địa chỉ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm uy tín hàng đầu hiện nay là Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka. Đến với Myrehab Matsuoka, người bệnh sẽ được tiến hành trị liệu với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm; xây dựng lộ trình trị liệu cá nhân hóa phù hợp với tình trạng bệnh; ứng dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Âu – Mỹ; trải nghiệm không gian luyện tập rộng rãi, nhân viên luôn tận tâm hỗ trợ.
Hãy đến ngay trung tâm Myrehab Matsuoka để được trải nghiệm dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản để phục hồi hiệu quả sau thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh cần tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm kết hợp với vận động trị liệu để mang lại hiệu quả phục hồi toàn diện. Hãy tìm đến những địa chỉ uy tín để được hỗ trợ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ quá trình phục hồi và kết hợp với duy trì chế độ sống lành mạnh.
MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
- Hotline: 1900 3181
- Website: https://myrehab-matsuoka.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official
- Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội