[Giải đáp] Châm cứu có phải là vật lý trị liệu không? 

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Châm cứu là một liệu pháp chữa trị truyền thống của người Trung Hoa, sử dụng một cây kim rất nhỏ và mỏng xuyên qua da và tác động đến các huyệt đạo ở độ sâu khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về châm cứu có phải là vật lý trị liệu không và cách điều trị của phương pháp này, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Châm cứu không phải là phương pháp vật lý trị liệu 

Theo quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu của Bộ Y tế, châm cứu không có trong Vật lý trị liệu mà chỉ là một phương thức điều trị không dùng thuốc theo y học cổ truyền, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vật lý trị liệu chỉ bao gồm 7 phương pháp là Điện trị liệu, Thủy trị liệu, Nhiệt trị liệu, Ánh sáng trị liệu, Vận động trị liệu, Kéo giãn trị liệu và Xoa bóp trị liệu.

Tuy vậy, châm cứu vẫn đem lại nhiều ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh như thúc đẩy năng lượng của các kinh mạch, điều chỉnh chức năng của các cơ quan, phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tật. Châm cứu bắt nguồn từ Y học cổ truyền phương Đông, sử dụng kim, que châm tác động trực tiếp lên các huyệt vị của cơ thể mà không dùng đến thuốc. Từ đó, các mạch dẫn sẽ được cân bằng “âm dương”, điều hòa cơ thể. 

Châm cứu là phương thức sử dụng kim châm để kích thích huyệt đạo
Châm cứu là một phương thức điều trị cổ truyền, sử dụng kim châm để kích thích huyệt đạo

2. Châm cứu có tác dụng gì?

Ngoài vấn đề châm cứu có phải là vật lý trị liệu không, bạn cũng nên lưu tâm về lợi ích của châm cứu. Châm cứu có tác dụng trong việc kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp giải phóng các chất hóa học vào cơ, tủy sống và não. Những thay đổi sinh hóa này có thể thúc đẩy khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và thúc đẩy sức khỏe thể chất và cảm xúc. 

2.1. Hỗ trợ giảm đau nhức 

Theo Mark Bovey, giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Châm cứu Anh Quốc, “việc châm một số huyệt đạo nhất định đã được chứng minh là có tác động đến các vùng não, từ đó làm giảm độ nhạy cảm với cơn đau và căng thẳng, cũng như thúc đẩy sự thư giãn và vô hiệu hóa phần não bộ thường gây ra lo lắng”.

Theo Mạng lưới Hướng dẫn Liên trường Scotland (SIGN) công bố vào tháng 08/2019, họ khuyến nghị sử dụng châm cứu để giảm đau ngắn hạn cho chứng đau lưng dưới, viêm xương khớp,… Một nghiên cứu trên 20.827 bệnh nhân năm 2017 cho thấy rằng 85% người tham gia cho rằng tác dụng giảm đau của châm cứu vẫn kéo dài sau một năm điều trị. 

Châm cứu hỗ trợ giảm đau nhức
Châm cứu ngăn chặn sự phát triển của cơn đau

2.2. Lưu thông tuần hoàn máu

Bên cạnh thông tin châm cứu có phải là vật lý trị liệu không, châm cứu còn giúp làm giãn các mạch máu bị co thắt, ức chế lưu lượng máu đồng thời tăng cường phân phối chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Khi kim châm vào các điểm dọc theo kinh tuyến cơ thể, các hormone trị liệu như chất P, Endorphin và Peptide sẽ tràn vào máu, hỗ trợ các vấn đề như tuần hoàn kém, bệnh thần kinh ngoại biên và mất năng lượng do lưu lượng máu bị tắc nghẽn. 

Một kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Quốc tế IEEE 2014 cũng cho thấy rằng châm cứu tại huyệt Zusanli (ST-36) đã làm tăng đáng kể lưu lượng máu ngoại vi đồng thời tăng cường chức năng đường tiêu hóa.

Châm cứu lưu thông tuần hoàn máu
Châm cứu làm giãn mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn tim

2.3. Giảm căng thẳng, thư giãn 

Một nghiên cứu năm 2019 của PubMed đã chỉ ra rằng châm cứu có thể làm giảm Cortisol – một loại hormone liên quan đến căng thẳng, đồng thời làm tăng mức Endorphin – được gọi là hormone “cảm thấy dễ chịu”. Nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng căng thẳng về thể chất, chẳng hạn như đau đầu, căng cơ và các vấn đề về tiêu hóa.

Bên cạnh đó, châm cứu còn có thể đả thông kinh mạch, tác động lên hệ thần kinh giao cảm để làm dịu đầu óc và thư giãn cơ bắp. Từ đó, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện, giúp người bệnh giảm mệt mỏi và căng thẳng tốt hơn. Đây được cho là một trong những thông tin quan trọng mà bạn nên lưu tâm ngoài vấn đề châm cứu có phải là vật lý trị liệu không. 

Châm cứu giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và giúp thư giãn
Châm cứu giúp lưu thông khí huyết, khiến cơ thể thoải mái, thư giãn hơn

2.4. Điều trị cho nhiều nhóm bệnh

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, phương thức này đã được áp dụng điều trị rộng rãi cho nhiều nhóm bệnh. 

  • Nhóm bệnh về thần kinh: Người bị đột quỵ, liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7), đau thần kinh tọa, đau đầu, mất ngủ, đau thần kinh liên sườn, căng thẳng lo âu,…
  • Nhóm xương khớp: Người bị đau cổ vai gáy, thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa xương khớp,…
  • Nhóm tiêu hóa: Người bị viêm dạ dày, mắc hội chứng ruột kích thích, viêm gan, bệnh trĩ,…
  • Nhóm hô hấp: Người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản,…
  • Nhóm vận động: Người bị liệt nửa người sau đột quỵ, liệt hai chi trên hoặc chi dưới,…
  • Nhóm chỉ định khác: Người bị viêm bàng quang kích thích, viêm tuyến tiền liệt, đau bụng kinh,…
Châm cứu giúp giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn, xả stress
Châm cứu giúp giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn, xả stress,… rất tốt

 

Lưu ý: Châm cứu tập trung vào việc làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng về thể chất và các điểm kích hoạt, trong khi vật lý trị liệu giúp cải thiện và phục hồi các vận động lành mạnh. Bạn nên chọn cách điều trị châm cứu kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác. 

3. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi điều trị châm cứu

Bên cạnh thông tin châm cứu có phải là vật lý trị liệu không, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến châm cứu.

3.1. Cần lưu ý những gì khi điều trị châm cứu?

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào giải thích đầy đủ cách thức hoạt động của châm cứu trong y học phương Tây. Do đó, để tránh các rủi ro ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn cách điều trị này. 

1 – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị: Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đề xuất phác đồ điều trị dựa trên hồ sơ bệnh án của bạn. Nếu không tìm hiểu kĩ hoặc tự châm cứu tại nhà có thể gây nguy hiểm như rối loạn huyệt đạo, tổn thương dây thần kinh,… Bởi lẽ, 108 huyệt đạo trên cơ thể người có sự liên kết mật thiết với nhau nên bạn cần cẩn trọng trước khi châm cứu bất cứ vị trí nào.

2 – Xem xét chi phí và điều kiện áp dụng bảo hiểm: Trước khi bắt đầu điều trị, bạn hãy hỏi bác sĩ châm cứu về số lần điều trị cần thiết và chi phí của các phương pháp điều trị. Ví dụ, giá châm cứu (thủy châm hoặc điện châm) tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương sẽ dao động trong khoảng 80.000 VND – 250.000 VND/lần, tùy theo yêu cầu của người bệnh. 

Bệnh nhân cũng có thể tham khảo các gói bảo hiểm y tế. Để biết cụ thể từng gói hỗ trợ, bạn nên liên hệ với người phụ trách tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo Thông tư Quy định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế y học cổ truyền năm 2016, người đóng bảo hiểm sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị nội trú (ban ngày) tại các bệnh viện, cơ sở y học cổ truyền được cấp phép hành nghề và có ít nhất 3 khoa nội, ngoại, châm cứu. 

3 – Thông báo ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường: như chóng mặt, nôn mửa, xuất hiện vết bầm tím ở chỗ châm kim,… Lúc này, bạn cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ phụ trách, tránh tình trạng đó diễn ra quá lâu, bạn rất dễ gặp phải các biến chứng như tổn đương dây thần kinh, nhiễm trùng, xuất huyết,…

Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hít thở sâu và không được đứng dậy luôn. Bạn nên ăn nhẹ trước khi châm cứu để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng trong suốt quá trình điều trị.

Bạn nên châm cứu theo sự chỉ định của bác sĩ
Bạn nên châm cứu theo sự chỉ định của bác sĩ

3.2. Những ai không nên châm cứu?

Châm cứu có phải là vật lý trị liệu không đã được giải đáp, dù là phương pháp cổ truyền lâu đời và được áp dụng rộng rãi, một số trường hợp bệnh nhân vẫn không nên sử dụng châm cứu: 

  • Người có cơ địa quá nhạy cảm, không chịu được việc kim châm kích thích.
  • Người bị suy kiệt cơ thể, sức đề kháng giảm, tiểu đường.
  • Người đang gặp chấn thương, bao gồm cả vết thương kín và hở.
  • Người đang có vùng viêm nhiễm, lở loét trên da.
  • Người mắc các bệnh ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng,…

3.3. Có nên châm cứu liên tục không?

Câu trả lời là không. Người bệnh nên thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình mà chuyên gia chỉ định. Việc lạm dụng châm cứu sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân cần thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình được bác sĩ chỉ định, không được tự ý ngưng điều trị. Việc lạm dụng châm cứu sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. 

Thông thường, một liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 10 – 15 ngày với tần suất 1 lần/ngày. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình. 

Người bệnh không nên châm cứu liên tục mà cần thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình mà chuyên gia chỉ định
Việc luân phiên châm kim các huyệt sẽ tránh để một huyệt đạo bị kích thích quá nhiều lần

3.4. Châm cứu có đau không?

Hầu hết, mọi người đều cho rằng họ cảm thấy có lực hút vào da, đau nhẹ như kiến cắn khi châm kim. Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, hiện tượng này xảy ra khi các bó cơ ở vùng kim châm bị kích thích, co lại, từ đó tác động lên dây thần kinh cảm giác. 

Châm cứu không gây cảm giác đau
Kim châm mỏng như tóc sợi tóc nên chỉ gây đau như kiến cắn

3.5. Châm cứu có tác dụng phụ không?

Câu trả lời là có. Những tác dụng phụ của châm cứu hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề sau:

  • Đau sau khi châm cứu: Sau khi rút kim châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau tức tại vị trí kim châm. Tuy nhiên, triệu chứng này thường biến mất trong 24 giờ.
  • Chảy máu hoặc bầm tím: Trường hợp này thường hiếm khi xảy ra, nếu có thì lượng chảy máu rất ít. Khi rút kim có chảy máu, bác sĩ sẽ cầm máu ngay. Nếu bệnh nhân có tiền sử đông máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông cần thông báo cho chuyên gia. Vết bầm hiếm khi xuất hiện tại vị trí châm kim, người bệnh không nên lo lắng, chỉ cần chườm ấm sẽ tan hết.
  • Bị bỏng hay nóng rát trong quá trình hơ cứu. Bác sĩ sẽ vừa hơ ngải cứu và châm kim trên cùng một huyệt. Kim châm khiến mạch máu giãn ra, dễ tiếp nhận nhiệt từ ngải cứu hơn. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát hơn việc châm cứu thông thường. 
Những tác dụng phụ của châm cứu hiếm khi xảy ra và không quá nghiêm trọng
Châm cứu có thể gây bầm tím, rát nhẹ, bầm tím,… nhưng sẽ hết sau 24 giờ

3.6. Có nên kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị khác không?

Câu trả lời là có. Bác sĩ Lường Văn Tiến, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học cổ truyền đã khẳng định rằng châm cứu sẽ trở nên hiệu quả hơn khi kết hợp với các phương pháp phục hồi chức năng. 

Nếu bạn đang muốn điều trị bằng hình thức kết hợp này, bạn có thể tham khảo các dịch vụ phục hồi chức năng tại Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng Myrehab – Matsuoka. Myrehab tự hào là đơn vị phục hồi chức năng tiên phong tại Việt Nam đạt chuẩn Nhật Bản. Chúng tôi sở hữu các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm được đào tạo trực tiếp tại Nhật Bản.

Myrehab Matsuoka cung cấp các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp với châm cứu
Myrehab Matsuoka cung cấp các phương pháp phục hồi chức năng phù hợp với châm cứu

Có thể thấy, câu trả lời cho thắc mắc châm cứu có phải là vật lý trị liệu không là không. Dù không thuộc vật lý trị liệu nhưng châm cứu vẫn là một phương thức điều trị cổ truyền rất hiệu quả và an toàn. Để hồi phục nhanh chóng và tránh biến chứng về sau, bạn nên tìm đến các cơ sở châm cứu uy tín và kết hợp giữa châm cứu và các phương pháp vật lý trị liệu khác.

Nếu còn thắc mắc về các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với hotline của Myrehab để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 06/02/2024Ngày cập nhật: 13/05/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.