Phục hồi chức năng cứng khớp sau gãy xương cẳng chân 8 tháng

Tác giả: Myrehab - Matsuoka

Sau khi gãy xương cẳng chân, việc không phục hồi chức năng sớm có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp, gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân nên bắt đầu PHCN càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp khớp và cơ xung quanh vùng bị tổn thương hồi phục nhanh hơn mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân T. (21 tuổi) đã phẫu thuật mổ kết hợp xương chày chân phải vào tháng 9/2023. Lý do đến khám tại MYREHAB MATSUOKA vì khó khăn trong gập duỗi cổ bàn chân phải.

1. Bệnh sử

  • Mạch: 80 lần/phút
  • Huyết áp: 110/80 mmHg
  • Nhịp thở: 19 lần/phút
  • Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
  • Hình ảnh xương chày chưa liền vững
  • Cổ chân phải còn sưng nề
  • Cứng khớp cổ chân
  • Hạn chế tập vận động: gập/ duỗi: 20/0/40, xoay trong/ xoay ngoài: 20/0/10

Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân cứng khớp cổ chân phải/sau phẫu thuật kết hợp xương chày bên phải tháng thứ 8.

Phục hồi chức năng cứng khớp sau gãy xương cẳng chân tại Myrehab Matsuoka
Bệnh nhân được chẩn đoán cứng khớp cổ chân phải/sau phẫu thuật kết hợp xương chày bên phải tháng thứ 8

2. Chỉ định điều trị

  • Hồng ngoại
  • Điện xung giao thoa
  • Di động mô mềm
  • Tập vận động khớp cổ chân phải
  • Kỹ thuật kéo giãn khớp cổ chân phải
  • Tập với dụng cụ
  • Tập dáng đi
Bệnh nhân tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cứng khớp sau gãy xương cẳng chân cùng kỹ thuật viên Myrehab
Bệnh nhân tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cứng khớp sau gãy xương cẳng chân

3. Kết quả điều trị

Sau 10 buổi trị liệu, tình trạng co cứng khớp của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, giảm sưng nề hoàn toàn, cải thiện biên độ vận động, dáng đi tự nhiên, thoải mái hơn.

4. Một số lưu ý quan trọng

Để quá trình điều trị phục hồi chức năng rút ngắn hơn, bác sỹ chuyên khoa Myrehab Matsuoka thông tin tới bạn một số lưu ý sau:

1- Chế độ luyện tập
  • Không được xoa bóp mạnh, sâu lên vùng gãy
  • Không được xoay xương vùng gãy
  • Không được đẩy hoặc hoặc kháng trở phần ngọn chi đến chỗ gãy
  • Không thử nghiệm cơ bằng tay gần chỗ gãy
2- Chế độ ăn
Một chế độ ăn khoa học đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho quá trình liền xương với các thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên bổ sung như: Thực phẩm giàu canxi, giàu magie, giàu kẽm và giàu vitamin (trong đó vitamin B6 và B12 là cần thiết nhất).
Để quá trình phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân sẽ cần lưu ý về chế độ luyện tập cũng như chế độ dinh dưỡng
Để quá trình phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân sẽ cần lưu ý về chế độ luyện tập cũng như chế độ dinh dưỡng

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 30/06/2024Ngày cập nhật: 30/06/2024