Điều trị viêm khớp gối với vật lý trị liệu – Giải pháp an toàn, không dùng thuốc

Tác giả: Nguyễn ChiTham vấn y khoa: Th.s BSVũ Thị Hằng

Viêm khớp gối gây đau đớn và hạn chế vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Thay vì lạm dụng thuốc giảm đau với nhiều tác dụng phụ, phương pháp vật lý trị liệu đang được chứng minh là giải pháp an toàn, hiệu quả và bền vững. Hãy cùng khám phá cách điều trị viêm khớp gối mà không cần thuốc.

1. Nhược điểm khi lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm lâu dài

  • Gây tổn thương gan, thận: Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây hại cho gan và thận.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Thuốc kháng viêm có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Giảm hiệu quả điều trị: Dùng thuốc kéo dài có thể gây nhờn thuốc, giảm hiệu quả kiểm soát cơn đau.
  • Tác động đến hệ thần kinh: Một số loại thuốc giảm đau có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

2. Lợi ích của các phương pháp điều trị viêm khớp gối không dùng thuốc

2.1. Giảm đau an toàn


Các phương pháp không dùng thuốc: Là phương pháp giảm đau hiệu quả và an toàn, tác động trực tiếp vị trí khớp bị viêm sưng đau. Thay vì uống thuốc toàn thân có thể có nhiều tác dụng phụ. Tất nhiên cần lưu ý cũng có những trường hợp cần kết hợp cả VLTL và  thuốc để tăng hiệu quả giảm đau, giảm viêm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi…Để làm được điều đó bạn cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Ảnh điều trị viêm khớp gối an toàn (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

2.2.Tăng cường sức khỏe khớp


Vật lý trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng giúp cải thiện độ linh hoạt và sức mạnh cho khớp gối. Điều này có tác dụng làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, giúp khớp hoạt động lâu dài hơn mà không cần đến sự can thiệp của thuốc. Các bài tập như tăng cường cơ đùi, kéo giãn gân kheo giúp ổn định khớp gối và giảm thiểu tổn thương thêm.

2.3. Hỗ trợ phục hồi lâu dài


Phục hồi chức năng giúp người bệnh duy trì khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống mà không phụ thuộc vào thuốc. Khi cơ thể tự điều chỉnh và duy trì chức năng vận động, hiệu quả lâu dài được đảm bảo, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc giảm đau hoặc kháng viêm.

2.4. Cải thiện chất lượng cuộc sống


Việc giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và có thể tham gia các hoạt động hàng ngày. Từ đó giúp việc sinh hoạt bình thường, không bị cản trở bởi cơn đau, giúp nâng cao tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm về câu chuyện của bệnh nhân đã điều trị thành công tại Myrehab Matsuoka tại đây

3. Điều trị viêm khớp gối bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng

3.1. Nhiệt trị liệu

3.1.1. Chườm nóng

Dùng đèn hồng ngoại hay còn gọi là ánh sáng trị liệu giúp giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau. Phương pháp này giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp và làm giảm căng cơ, đặc biệt hiệu quả đối với những người bị cứng khớp hoặc đau mãn tính.

Sử dụng tia hồng ngoại trong trị liệu (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

3.1.2. Chườm lạnh 

Hỗ trợ giảm viêm, sưng khớp bằng cách làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, từ đó giảm viêm và tê cứng. Chườm lạnh đặc biệt hữu ích trong các trường hợp sưng đau cấp tính hoặc sau khi vận động quá mức.

3.2. Điện trị liệu

3.2.1. Sóng siêu âm trị liệu 

Sử dụng sóng âm có tần số cao để kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm viêm và giảm đau. Cơ chế hoạt động dựa trên việc tạo ra hiệu ứng nhiệt sâu trong mô, giúp tăng cường quá trình phục hồi và giảm cứng khớp.

Dòng siêu âm trị liệu phổ biến: Siêu âm liên tục (tác dụng nhiệt), siêu âm xung (giảm viêm mà không gây nóng mô).

Vật lý trị liệu cho viêm khớp gối tại MYREHAB MATSUOKA

Siêu âm xung khớp gối (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

3.2.2. Điện xung trị liệu 

Sử dụng dòng điện kích thích thần kinh và cơ bắp, giúp thư giãn cơ, giảm co cứng và đau hiệu quả. Cơ chế tác động lên các dây thần kinh giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não.

Các dòng điện phổ biến trong điều trị viêm khớp gối như TENSNMES đều có những tác dụng riêng biệt và được lựa chọn tùy theo mục đích điều trị cụ thể và tình trạng của bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.:

  • TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation): Dòng điện này chủ yếu được sử dụng để giảm đau. Nó hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh qua da, giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên não, từ đó giảm cảm giác đau tại các vùng khớp bị viêm.

  • NMES (Neuromuscular Electrical Stimulation): Dòng điện này được thiết kế để kích thích các cơ bắp, giúp phục hồi chức năng cơ và giảm cứng cơ. NMES có tác dụng làm tăng cường cơ bắp và phục hồi sức mạnh cơ bắp sau các chấn thương hoặc phẫu thuật.
3.2.3. Chiếu laser cường độ thấp

Sử dụng tia Laser có bước sóng thấp để kích thích tái tạo mô, giảm viêm, giảm đau. Cơ chế hoạt động dựa trên việc tăng cường sản xuất ATP trong tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi.

Các dòng laser trị liệu phổ biến: Laser hồng ngoại, laser đỏ (cường độ thấp).

  • Laser hồng ngoại (Infrared Laser): Đây là loại laser có bước sóng dài, thường được sử dụng để kích thích các mô sâu dưới da, giúp giảm đau và viêm, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ quá trình phục hồi mô.
  • Laser đỏ (Low-Level Laser Therapy – LLLT): Đây là loại Laser có bước sóng ngắn hơn, tác động chủ yếu lên các tế bào ở bề mặt và các mô ngoài da. Nó giúp giảm viêm, đau, và kích thích quá trình tái tạo mô
3.2.4. Sóng ngắn trị liệu

 Sóng ngắn trị liệu tạo ra nhiệt trong các mô sâu, giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi tổn thương mô.

Phù hợp cho các bệnh lý về xương khớp, giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động.

Kiểm tra sóng khi sử dụng kỹ thuật sóng ngắn trong điều trị viêm khớp gối (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

3.3. Tập vận động tăng cường cơ quanh gối

3.3.1. Bài tập tăng cường cơ đùi

  • Nhóm cơ tác động: Cơ tứ đầu đùi (Quadriceps) và cơ Hamstrings.
    Bài tập này giúp giảm tải trọng lên khớp gối bằng cách tăng cường sức mạnh cho cơ đùi. Khi cơ đùi khỏe mạnh, nó sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khớp gối, giảm đau và hạn chế các tổn thương do quá tải.

  • Ví dụ bài tập: Squats, Lunges, Leg extensions, Leg Press,..

Tập tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi bằng máy Leg Press (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

3.3.2. Bài tập kéo giãn
  • Nhóm cơ tác động: Cơ gân kheo (hamstrings), cơ đùi trong (adductors), cơ tứ đầu đùi (quadriceps).
    Cải thiện độ linh hoạt của các cơ xung quanh khớp gối, giúp giảm cứng khớp và giảm đau. Kéo giãn giúp làm giảm căng cơ, đồng thời tăng cường sự linh hoạt và giảm nguy cơ chấn thương.

  • Ví dụ bài tập: Kéo giãn cơ đùi sau, kéo giãn cơ gân kheo.
3.3.3. Bài tập thăng bằng

  • Nhóm cơ tác động: Cơ mông (glutes), cơ đùi (quadriceps, hamstrings), cơ bụng (core).
    Cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ổn định cho khớp gối. Bài tập này giúp duy trì tư thế đúng và giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương khi di chuyển. Các cơ tham gia hỗ trợ việc duy trì thăng bằng, giảm tải lên khớp gối và cải thiện khả năng vận động.

       Bài tập: Đứng thăng bằng với một chân trên sàn tập (Ảnh: Myrehab Matsuoka)

3.4. Điều chỉnh dáng đi

  • Hướng dẫn đi lại đúng tư thế: Việc đi lại với tư thế đúng giúp giảm tải áp lực lên khớp gối, đặc biệt là khi khớp bị viêm hoặc thoái hóa. Cách đi đúng là khi bước chân không bị lệch, trọng lượng cơ thể phân bổ đều lên các khớp và cơ xung quanh. Nếu đi sai tư thế, trọng lượng có thể tập trung vào một điểm trên khớp, gây áp lực lớn và làm tăng cảm giác đau.
  • Sử dụng giày dép phù hợp: Giày dép có ảnh hưởng trực tiếp đến cách đi và sự phân bổ lực tác động lên khớp gối. Giày tốt sẽ giúp nâng đỡ bàn chân và giữ cho các khớp gối và hông ở vị trí ổn định, tránh bị lệch và tạo áp lực lên khớp gối

3.5. Kiểm soát trọng lượng

  • Giảm cân nếu cần thiết để giảm áp lực lên khớp gối: Mỗi Kilogram thừa cân có thể tạo ra một áp lực rất lớn lên khớp gối khi đi lại hoặc vận động. 

Theo nghiên cứu từ EULAR, mỗi Kilogram tăng thêm có thể tạo ra 1,8 lần áp lực lên khớp gối. Việc giảm cân sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho khớp gối, làm giảm đau và hạn chế tổn thương thêm do viêm khớp.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học giúp kiểm soát cân nặng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bị viêm khớp gối cần chú trọng đến việc ăn các thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, hạt chia) để giảm viêm, vitamin D để hỗ trợ sức khỏe xương, và tránh các thực phẩm gây viêm (như thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ). 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng lý tưởng, từ đó giảm áp lực lên khớp gối.

4. Hiệu quả thực tế tại Myrehab Matsuoka

  • Phác đồ cá nhân hóa: Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Kết quả điều trị thực tế: Giảm đau rõ rệt, cải thiện khả năng vận động cho nhiều bệnh nhân.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại: Sử dụng thiết bị hỗ trợ tiên tiến giúp tối ưu hiệu quả phục hồi.
  • Chuyên gia giàu kinh nghiệm: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Đọc thêm về kết quả điều trị của bệnh nhân tại Myrehab Matsuoka

Điều trị viêm khớp gối không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là giải pháp an toàn, hiệu quả và bền vững. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp điều trị không gây tác dụng phụ, hãy đăng ký tư vấn ngay để được hỗ trợ chuyên sâu!

Hotline: 1900 3181 hoặc 036 5588 716

Website: myrehab-matsuoka.com
Facebook: Myrehab Official
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Coninco, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Ngày đăng: 02/05/2025Ngày cập nhật: 02/05/2025

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.