Bệnh điều trị
PHCN Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến người bệnh bị đau cột sống kèm theo hạn chế vận động, cột sống bị biến dạng mà không có viêm. Bệnh dẫn đến các tổn thương khác như thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, kèm theo các thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng khi lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm, từ đó dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do dịch khớp tiết ra bị hạn chế. Ngoài ra, sự ma sát của các đầu xương còn góp phần hình thành gai xương tại đây. Gai xương phát triển quá mức lại tiếp tục cọ xát gây ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh. 

Cột sống đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thể chất thường ngày của một người, đồng thời góp phần giảm tải áp lực bằng cách chống đỡ trọng lượng cơ thể. Việc chống đỡ áp lực quá lớn hoặc diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến lớp sụn khớp, phần xương dưới sụn cũng như đĩa đệm cột sống bị tổn thương, bào mòn dẫn đến thoái hóa.

2. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống bệnh nhân thường có biểu hiện đau và hạn chế vận động cột sống. Tùy theo vị trí đốt sống bị thoái hóa mà tính chất các cơn đau ở mỗi case lâm sàng sẽ khác nhau, ví dụ như:

  • Thoái hóa cột sống cổ: vùng cổ, vai, lưng trên có cơn đau nhức âm ỉ khó chịu. Khi bệnh trở nặng, cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và thậm chí là các ngón tay. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị đau đầu vùng chẩm gáy thường xuyên.
  • Thoái hóa cột sống ngực: tình trạng đau nhức thường bắt đầu ở vùng lưng giữa và có thể lan đến vùng cổ – vai và cánh tay. Bên cạnh đó, các cơn đau còn dễ khởi phát khi người bệnh cúi người về trước hoặc thực hiện động tác gập người.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng lưng dưới, mông, bẹn và sau đùi. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến bắp chân, cẳng chân và cả bàn chân.

Mặt khác, những cơn đau nhức liên quan đến thoái hóa cột sống còn có chung một số đặc điểm như:

  • Cơn đau có xu hướng trở nặng khi bệnh nhân vận động (đặc biệt là những động tác nâng, nhấc vật nặng, động tác vặn người, cúi người sâu,…), nhưng lại thuyên giảm khi họ nằm nghỉ ngơi.
  • Hạn chế vận động cột sống, kém linh hoạt, đặc biệt là vào sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc sau khi người bệnh ngồi lâu, gây khó khăn cho việc duy trì tư thế tốt.
  • Các cơn đau lưng dưới xuất hiện với tần suất liên tục.
  • Có âm thanh “lục khục, lạo xạo” mỗi khi bệnh nhân cúi người hoặc ưỡn ngực, thường liên quan đến tình trạng khô khớp do thiếu dịch nhờn bôi trơn ở khớp.
  • Người bệnh có xu hướng chống đau gây gù hoặc cong vẹo cột sống.
  • Khu vực có đốt sống bị viêm có thể sưng đau, ấm nhẹ khi sờ vào.

3. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Trên lý thuyết, cột sống bị thoái hóa là một trong những hệ lụy chúng ta thường hay gặp của tuổi già. Tuy nhiên, trong những năm gần đây bệnh lý thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp:

  • Lão hóa theo tuổi: Khi cơ thể già đi xương khớp cũng trở nên kém linh hoạt kèm theo đó là tình trạng thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Hoạt động sai tư thế: Nếu bạn thường xuyên phải mang vác vật nặng hay ngồi quá lâu một chỗ như công việc trong văn phòng, ngồi gù lưng, gập cổ, nằm ngủ gối cao, ngồi lâu một chỗ, phụ nữ hay đi giày cao gót,… đều khiến cột sống phải chịu lực xấu trong thời gian dài, dẫn tới thoái hóa cột sống sớm hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Để cơ xương khớp có sự dẻo dai, linh hoạt thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn là người ăn uống thiếu dinh dưỡng trong thời gian kéo dài sẽ khiến hệ xương nói chung và cột sống nói riêng trở nên suy yếu, nhanh thoái hóa và dễ mắc các bệnh lý hơn. Ngoài ra, những thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích,… cũng là một trong những nguyên nhân.
  • Chấn thương: Chấn thương cột sống có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt, thể thao hay vận động hàng ngày, khi các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống.
  • Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học nhận định, thoái hóa cột sống cũng liên quan đến một số bệnh lý di truyền như: hẹp đốt sống, vẹo cột sống, gai đôi cột sống,…
  • Thừa cân, béo phì: tình trạng này khiến cho cột sống chịu một khối lượng lớn của cơ thể về lâu dài sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống.

4. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính, hiện nay không có phương pháp nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó bệnh nhân đến với My rehab được điều trị bằng các phương pháp, với mục tiêu:

  • Giảm đau, chống viêm tốt bằng thuốc, bằng các phương pháp vật lý trị liệu: Laser, sóng ngắn, siêu âm, điện xung,…
  • Giãn cơ, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng tới tổ chức gân cơ: xung kích, laser,…
  • Cải thiện chức năng vận động bằng các bài tập vận động với chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa.

Young woman training leg muscles and joints under doctors supervision on massage table in rehabilitation center. Male physical therapist assists patient in recovery from sports injury. Rehab clinic

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá nhiều yếu tố (mức độ thoái hóa, bệnh sử cá nhân…) trước khi đề xuất hướng điều trị hiệu quả, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, ví dụ như:

Điều trị nội khoa:

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị thoái hóa cột sống có thể kể đến như sau:

  • Paracetamol đem lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức khó chịu và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giảm sưng viêm.
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), ví dụ như ibuprofen, naproxen… có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý đôi khi thuốc có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, thận và tim mạch.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán có thể ít tác dụng phụ hơn so với thuốc dạng uống. Mặc dù vậy, một số tác dụng ngoài ý muốn vẫn có khả năng xảy ra khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc giãn cơ giúp khắc phục tình trạng co cứng cơ ở bệnh nhân thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ mang tính tạm thời.
  • Thuốc giảm đau opioid thường chỉ dành cho người bệnh bị đau lưng cấp tính hoặc không đáp ứng với các thuốc khác do nhóm thuốc này có tính gây nghiện, đồng thời có thể kéo theo một vài phản ứng phụ ảnh hưởng đến nhận thức và hệ tiêu hóa.
  • Vật lý trị liệu là yếu tố không thể thiếu trong mọi phác đồ điều trị thoái hóa cột sống. Tại  My rehab chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị công nghệ hiện đại đến từ Anh – Đức. Với các dòng máy: siêu âm, điện xung, laser, xung kích, sóng ngắn, kéo giãn, hồng ngoại,…
  • Ngoài ra bạn còn được tập vận động với hệ thống máy tập FREI cùng chuyên viên vật lý trị liệu. 
  • Chăm chỉ tập luyện đều đặn với cường độ thích hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh và cải thiện tính linh hoạt ở các cơ vùng cổ, lưng. Điều này có tác dụng hỗ trợ duy trì chức năng của cột sống, đồng thời giảm bớt áp lực lên đĩa đệm cũng như các khớp đốt sống, qua đó thuyên giảm các triệu chứng thoái hóa.

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thoái hóa cũng như bệnh sử, lối sống của bệnh nhân trước khi kê toa bất kỳ đơn thuốc nào. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên báo với bác sĩ về những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả vitamin và chất bổ sung, thực phẩm chức năng.

Các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân nên tập với chuyên gia vật lý trị liệu chuyên nghiệp để được hỗ trợ xây dựng chương trình luyện tập phù hợp giúp nâng cao sức bền, tăng biên độ vận động và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiếp tục duy trì thói quen tập luyện này ở nhà sau khi chương trình tập vật lý trị liệu kết thúc. 

Điều trị ngoại khoa chỉ định trong các trường hợp: 

  • Bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị nội khoa và phục hồi chức năng sau ba tháng
  • Người bệnh có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống
  • Bệnh nhân có dấu hiệu trượt đốt sống độ 3 – 4
  • Đĩa đệm bị thương tổn nặng nề, cần được thay đĩa đệm nhân tạo
  • Đau thần kinh tọa lâu ngày hoặc hẹp ống sống nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày

Điều trị ngoại khoa có thể xem là lựa chọn điều trị cuối cùng khi điều trị nội khoa thất bại. Nguyên nhân các bác sĩ ít khi đề xuất điều trị thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật là do phương pháp điều trị xâm lấn này có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm cho người bệnh: xuất huyết nội, nhiễm trùng và thậm chí là tổn thương thần kinh vĩnh viễn…

5. Biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

Bạn cần sớm phát hiện các triệu chứng thoái hóa cột sống và tiếp nhận điều trị hiệu quả ngay từ đầu có thể giúp kìm hãm bệnh tiến triển, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần:

  • Thay đổi các tư thế xấu khi hoạt động cũng như nghỉ ngơi
  • Cố gắng rèn luyện thể chất với các bài tập tốt cho cột sống
  • Đi khám cột sống định kỳ hoặc bất kỳ lúc nào có biểu hiện đau lưng và cổ bất thường, đặc biệt là những người thường xuyên lao động nặng

Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu bạn đang gặp phải bất cứ tình trạng nào liên quan đến đau hay hạn chế vận động cột sống hãy đến phòng khám My rehab Center để được đội ngũ bác sĩ chuyên gia thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

 

Đặt lịch tư vấn ngay