Phương pháp và bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Bài viết được viết bởi BS CKII. Bùi Hồng Thuý và được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB – MATSUOKA.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp gối và nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh như dùng thuốc, chọc hút dịch, nội soi, phẫu thuật thay khớp và vật lý trị liệu. Trong đó, vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là biện pháp tối ưu, thường được kết hợp đồng thời với nhiều biện pháp điều trị khác nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục khớp gối.

Lưu ý: Vật lý trị liệu chỉ nên sử dụng ở giai đoạn bệnh ổn định. Nếu khớp gối đang ở giai đoạn tràn dịch, người bệnh cần ưu tiên điều trị nội khoa tích cực, sau đó, có thể kết hợp vật lý trị liệu phục hồi để gia tăng hiệu quả.

Nội dung

1. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối đối với người dùng thuốc hoặc chọc hút dịch khớp

Khi sử dụng thuốc hoặc chọc dịch khớp gối, các cơn đau có thể thuyên giảm hoặc hết hẳn trong thời gian nhắn, tuy nhiên, các cơn đau sẽ vẫn có thể tái phát. Do đó, để cải thiện hoàn toàn, tránh các cơn đau gối, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu.

Có 3 phương pháp vật lý trị liệu cho tràn dịch khớp gối trong trường hợp này là nhiệt trị liệu, điện trị liệu và vận động trị liệu.

1.1. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng nhiệt

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng nhiệt sẽ giúp các mạch máu, khớp và các mô xung quanh được thư giãn, tăng cường lưu thông, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở đầu gối. Nhờ đó, các vết thương tại khớp gối được chữa lành, người bệnh sẽ hạn chế mắc tình trạng căng cứng khớp, cũng như cải thiện tốt khả năng vận động.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng nhiệt bao gồm nhiều phương pháp như sử dụng tia hồng ngoại, đắp paraphin, ngâm bùn nóng, chườm nóng, chườm lạnh. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp khác nhau.

1.1.1. Tia hồng ngoại

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng tia hồng ngoại là phương pháp sử dụng tia hồng ngoại với khả năng xuyên thấu từ 5 – 10mm vào các mao mạch, mô, dây thần kinh và các tổ chức dưới da. Nhờ vậy, vùng khớp gối được làm ấm, máu được lưu thông, đồng thời, các dây thần kinh thụ cảm được làm dịu và thư giãn. Như vậy, vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại sẽ giúp bệnh nhân tràn dịch khớp gối giảm đau và hạn chế các biến chứng xấu xảy ra.

Tuy nhiên, phương pháp này là chống chỉ định với những người bị tràn dịch khớp gối mà có mắc các bệnh lý ngoài da cấp tính như viêm nóng đỏ, chảy máu,… hay phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng tia hồng ngoại làm giảm đau khớp gối bị tràn dịch
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng tia hồng ngoại giúp lưu thông máu, làm dịu và thư giãn các dây thần thụ cảm, từ đó làm giảm đau khớp gối bị tràn dịch

1.1.2. Đắp Parafin

Parafin là một hỗn hợp có nhiệt dung cao, độ nóng giảm chậm, từ đó, có thể truyền một lượng lớn nhiệt cho cơ thể trong thời gian dài. Lượng nhiệt nóng từ Parafin sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, tuy nhiên, lượng mồ hôi này sẽ không bay hơi, vẫn đọng lại trên cơ thể, giúp da mềm ẩm, tăng tính đàn hồi, đồng thời hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho người bị tràn dịch khớp gối.

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng việc đắp Parafin cũng hỗ trợ tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm co thắt và giúp các cơ tại vị trí đắp thư giãn, đẩy nhanh quá trình hồi phục khớp gối. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách (dùng Parafin trên 600), người bệnh có thể bị bỏng. Ngoài ra, phương pháp này cũng chống chỉ định với những người có khối u/viêm da/chảy máu,… tại vùng trị liệu, hoặc người già yếu, bị suy nhược cơ thể nặng, người mất cảm giác ngoài da.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng phương pháp đắp Parafin hỗ trợ giảm đau, giảm co thắt hiệu quả
Phương pháp đắp Parafin là phương pháp nhiệt nóng trị liệu an toàn, giúp da mềm ẩm, tăng tính đàn hồi, lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau, giảm co thắt hiệu quả

1.1.3. Ngâm bùn nóng

Ngâm bùn nóng là phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng nhiệt mang lại nhiều lợi ích như giảm đau, chống viêm. Lượng khoáng chất có trong bùn nóng như natri sẽ giúp giảm viêm và làm dịu da, magie giúp giảm đau cơ và lưu huỳnh giúp cơ thể tổng hợp một số protein quan trọng. Khi đó, việc ngâm bùn nóng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không phù hợp với những người mắc bệnh lý về tim mạch như suy tim cấp, bởi việc ngâm mình trong bùn sẽ gây phản ứng mệt mỏi, căng thẳng và choáng váng cho người bệnh.

Phương pháp ngâm bùn nóng có tác dụng giảm đau, chống viêm cho người bị tràn dịch khớp gối
Phương pháp vật lý trị liệu ngâm bùn nóng có tác dụng giảm đau, chống viêm cho người bị tràn dịch khớp gối

1.1.4. Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng nhiệt nóng được áp dụng với người bị tràn dịch khớp gối mãn tính. Khi chườm nóng, lượng nhiệt sẽ tác động đến các mạch máu bên trong khớp gối, giúp chúng được thư giãn, tăng cường tuần hoàn. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ vận chuyển các dưỡng chất đến các cơ xương khớp để chữa lành các tổn thương do tràn dịch khớp gối gây ra.

Bên cạnh chườm nóng thông thường, người bệnh cũng có thể hợp chườm ngải cứu nhằm gia tăng tính hiệu quả. Cụ thể, ngải cứu là loại cây có tính ấm, vị cay và đắng, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau. Đối với trường hợp bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ, việc chườm ngải cứu nóng sẽ giúp kiểm soát các cơn đau tối ưu.

Chườm nóng giúp các mạch máu được thư giãn, hỗ trợ giảm đau, co cứng đầu gối bị tràn dịch hiệu quả
Chườm nóng giúp các mạch máu được thư giãn, tăng cường lưu thông, từ đó, hỗ trợ giảm đau, co cứng đầu gối bị tràn dịch hiệu quả

1.1.5. Chườm lạnh (chườm đá)

Chườm lạnh (chườm đá) là biện pháp giảm sưng viêm, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tràn dịch ổ khớp trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tràn dịch cấp tính. Cụ thể, khi chườm lạnh, các mạch máu sẽ co lại dưới nhiệt độ thấp, hạn chế dịch lan rộng ở khớp gối, từ đó, giảm sưng và viêm. Đồng thời, chườm lạnh cũng giúp giảm thiểu việc sản xuất hoạt dịch khớp gối, tránh tích tụ quá nhiều dịch, hỗ trợ làm giảm quá trình tiến triển bệnh.

Tuy nhiên, khi thực hiện chườm lạnh, người bệnh chỉ nên thực hiện trong khoảng từ 15 – 20 phút và tuyệt đối không nên chườm quá thời gian trên. Việc chườm lạnh quá lâu có thể khiến da mất cảm giác và gây ra bỏng lạnh.

Chườm lạnh (chườm đá) là biện pháp ngăn ngừa tình trạng tràn dịch ổ khớp trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tràn dịch cấp tính
Chườm lạnh giúp giảm sưng viêm, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tràn dịch ổ khớp trở nên nghiêm trọng hơn

1.2. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng điện trị liệu

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng điện trị liệu là phương pháp sử dụng dòng điện xung có tần số từ thấp đến trung bình, tác động đến các mô và tế bào, giúp giảm đau, giảm viêm/phù nề,… Điện trị liệu tràn dịch khớp gối có nhiều phương pháp như sóng ngắn, điện xung, laser, điện phân dẫn thuốc, siêu âm trị liệu.

1.2.1. Sóng ngắn

Phương pháp sóng ngắn trị liệu (Shortwave therapy) là việc sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng ngắn từ 11 – 22mm (tương đương tần số từ 27,12 – 13,56MHz). Ngày nay, bước sóng được sử dụng phổ biến nhất là 11,2m, bởi bước sóng này sẽ giúp cho việc trị liệu đạt hiệu quả cao nhất, tránh hiện tượng nhiễu sóng hoặc giao thoa.

Khi sử dụng sóng ngắn trong điều trị vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối, vùng khớp gối sẽ được kích thích chuyển hóa, kháng viêm, giảm phù nề và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những người đang mang thai, có khối u, máu đông chậm, hoặc mắc viêm khớp dạng thấp, viêm khớp biến dạng bởi tăng nhiệt ở khớp có thể gây tăng hoạt tính của men collagenase – nguyên nhân phá hủy sụn.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng điện trị liệu giúp giảm đau hiệu quả cho người tràn dịch khớp gối
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng phương pháp sóng ngắn trị liệu giúp tăng cường chuyển hóa, kháng viêm, giảm phù nề và giảm đau hiệu quả cho người tràn dịch khớp gối

1.2.2. Điện xung

Phương pháp điện xung trong trị liệu tràn dịch khớp gối là việc dòng điện xung không liên tục trong thời gian ngắn, giúp tăng cường sức mạnh cơ khớp gối, cải thiện tình trạng đau, tăng cường tuần hoàn máu đến sụn khớp.

Thế nhưng, phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này chống chỉ định với những người đang bị sốt cao; cơ địa dị ứng với dòng điện; bị ung thư hoặc có các khối u; bị viêm tắc động mạch/tĩnh mạch; bị mất cảm giác khu vực điều trị; đang mang thai; mắc các bệnh về thần kinh.

Điện xung trong trị liệu tràn dịch khớp gối giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến sụn khớp
Điện xung trong trị liệu tràn dịch khớp gối giúp tăng cường sức mạnh cơ khớp gối, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến sụn khớp

1.2.3. Phương pháp laser

Phương pháp laser trong điều trị tràn dịch khớp gối là việc chiếu tia laser đến vùng khớp gối bị tràn dịch giúp làm mềm, giảm đau và chống viêm. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ tái tạo hiệu quả và an toàn các tổ chức sụn khớp.

Phương pháp laser mang lại nhiều hiệu quả cho người bị tràn dịch khớp gối
Phương pháp laser giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo các tổ chức sụn khớp hiệu quả cho người bị tràn dịch khớp gối

1.2.4. Điện phân dẫn thuốc

Điện phân dẫn thuốc (Lontophoresis) là phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối không xâm lấn, sử dụng dòng điện một chiều (Gavanic) nhằm đưa thuốc có tính chất điện li thẩm thấu tới khớp gối. Đây là phương pháp giúp vận chuyển thuốc qua da mà không sử dụng kim tiêm, nên vô cùng an toàn. Bên cạnh đó, hệ cơ, thần kinh và mạch máu của người bệnh cũng nhận được sự tác động của dòng điện một chiều, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục chức năng.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng chống chỉ định với những người có vết thương hở/vết bỏng tại vị trí điều trị; người bị suy giảm cảm giác trên da; người mang máy tạo nhịp tim; người mắc bệnh ung thư; phụ nữ có thai; người nhạy cảm với dòng điện,…

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng phương pháp điện phân dẫn thuốc, giúp đẩy nhanh quá trình trị liệu phục hồi
Điện phân dẫn thuốc là phương pháp sử dụng dòng điện 1 chiều đưa thuốc có tính chất điện li thẩm thấu tới khớp gối, đẩy nhanh quá trình trị liệu phục hồi

1.2.5. Siêu âm trị liệu

Siêu âm trị liệu là phương pháp kích thích các mô dưới bề mặt da bên dưới bề mặt da bằng sóng âm tần số cao từ 800.000 – 2.000.000Hz (con người không thể nghe thấy được). Phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này có thể tác động sâu vào cơ thể, giúp tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn, giãn mạch và chống viêm mạn tính. Bên cạnh đó, sóng âm cũng có khả năng kích thích tế bào, các mô để giảm đau, giãn cơ, thư giãn thần kinh, đồng thời, làm mềm và làm mờ mô sẹo, các cơ.

Siêu âm trị liệu là phương pháp giúp phục hồi các tổn thương mô sẹo cũng như hỗ trợ chống viêm hiệu quả
Siêu âm trị liệu là phương pháp giúp giảm đau, giãn cơ, thư giãn thần kinh, phục hồi các tổn thương mô sẹo cũng như hỗ trợ chống viêm hiệu quả

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không phù hợp với những người bị viêm da cấp, bị viêm tắc mạch, hay người mắc bệnh lao trong giai đoạn tiến triển bệnh,…

1.3. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối bằng các bài tập vận động trị liệu

Các bài tập phục hồi chức năng khớp gối sẽ giúp giúp cải thiện khả năng hoạt động của đầu gối, phù hợp với những người có tình trạng tràn dịch khớp gối ở mức nhẹ và vừa, điều trị bệnh bằng thuốc hoặc chọc hút dịch khớp. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể thực hiện tại nhà nếu người bệnh không gặp các chấn thương quá nghiêm trọng.

Lưu ý: Người bệnh có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối dưới đây để cải thiện tràn dịch khớp gối, tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập khoảng 2 – 3 lần/ngày, không nên tập dồn vào một lúc. Đồng thời,  không nên thực hiện co duỗi quá 20 lần và tùy theo tình trạng sức khỏe, thể trạng của mỗi người mà điều chỉnh số lần lặp lại các bài tập phù hợp.

1.3.1. Kéo giãn cơ bắp chuối

Lợi ích của bài tập:

  • Giảm đau khớp gối bị tràn dịch.
  • Tăng cường máu huyết lưu thông qua đầu gối.
  • Giảm tình trạng co thắt cơ.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Để thực hiện bài vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này, người bệnh cần chuẩn bị ghế có lưng tựa.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người phía sau lưng ghế, hai chân đặt song song với nhau.
  • Bước 2: Bước chân trái về phía trước và hơi nghiêng người về phía trước.
  • Bước 3: Hai tay vịn vào lưng ghế, lưng hơi nghiêng về phía.
  • Bước 4: Gối trái khuỵu nhẹ, chân phải giữ thẳng.
  • Bước 5: Giữ nguyên động tác trong 20 giây và thực hiện tương tự với chân phải.

Thời gian tập: 5 lần/chân.

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối
Kéo giãn cơ bắp chuối giúp giảm đau, tăng cường lưu thông và giảm tình trạng co thắt cơ

1.3.2. Kéo giãn cơ đùi sau

Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối kéo giãn cơ đùi sau:

  • Giảm co thắt và căng cứng cơ.
  • Giảm áp lực lên khớp gối và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng.
  • Bước 2: Co chân phải tạo thành một góc khoảng 35𝇇 và nâng chân trái thẳng đứng lên trước mặt.
  • Bước 3: Dùng hai tay ôm vào phần đùi của chân trái nhằm cố định khớp gối và kéo nhẹ chân trái về phía người.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Thời gian tập: 2 lần/chân.

Lưu ý: Trong quá trình kéo giãn cơ (Bước 3), mũi chân trái nên cúi xuống dưới để kéo giãn cơ đùi sau tốt hơn.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau trong vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Kéo giãn cơ bắp chuối giúp giảm đau, tăng cường lưu thông và giảm tình trạng co thắt cơ

1.3.3. Tăng sức mạnh cơ đùi trước

Lợi ích của bài tập:

  • Giảm đau nhức khớp gối.
  • Giảm co thắt và căng cứng cơ.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng với một chân co lên và một chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Nâng từ từ chân duỗi thẳng lên cao, sao cho chân và mặt phẳng tạo với nhau góc 600.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây và làm tương tự với chân còn lại..

Thời gian thực hiện bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối tăng sức mạnh cơ đùi trước: 5 – 10 lần/chân, lặp lại 3 lần/ngày.

Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi trước giúp giảm đau nhức khớp gối hiệu quả
Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi trước giúp người bệnh giảm đau nhức khớp gối hiệu quả

1.3.4. Tăng sức mạnh cơ đùi trong

Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này:

  • Tăng độ cứng cáp cho khớp gối.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Thảm tập.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm nghiêng trên mặt phẳng, duỗi thẳng hai chân và một tay chống đầu.
  • Bước 2: Từ từ nâng 1 chân lên cao sao cho chân tạo với mặt phẳng góc 600.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây.

Thời gian tập: 5 – 10 lần/chân, lặp lại 3 lần/ngày.

Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi trong giúp cải thiện chứng đau khớp gối do tràn dịch khớp gối hiệu quả
Bài tập tăng sức mạnh cơ đùi trong giúp người bệnh cải thiện chứng đau khớp gối do tràn dịch khớp gối hữu hiệu

1.3.5. Squat tăng cường sức mạnh

Lợi ích của bài tập:

  • Tăng khả năng vận động cho cơ đùi.
  • Cải thiện tình trạng đau cứng khớp.

Các bước thực hiện bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, đặt hai chân song song rộng bằng vai và hai tay nắm lại.
  • Bước 2: Khụy gối sao cho lưng hơi nghiêng hướng về phía trước, đầu gối song song với mặt đất.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư tế trong 5 – 10 giây.

Thời gian tập: 5 – 10 lần/ngày.

Bài tập squat tăng sức mạnh cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối
Bài tập squat tăng cường sức mạnh hỗ trợ khả năng vận động cho cơ đùi, đồng thời cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối

1.3.6. Nâng bắp chân

Lợi ích của bài tập nâng bắp chân – bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối:

  • Tăng khả năng linh hoạt của đầu gối và toàn chân.
  • Tránh trình trạng căng cứng, co cơ.
  • Giúp cải thiện trình trạng đau nhức khớp gối.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Ghế đẩu thấp.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng đối diện ghế.
  • Bước 2: Bước một chân lên ghế và dùng chân đó làm trụ.
  • Bước 3: Bước tiếp chân còn lại  lên ghế, sau đó, hạ chân vừa bước xuống.

Thời gian tập: 10 lần/chân.

Lưu ý: Sau khi đã tập quen, người bệnh có thể tăng cường độ nhanh hơn.

Bài tập nâng bắp chân
Bài tập nâng bắp chân giúp khả năng linh hoạt của đầu gối và toàn chân

2. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối dành cho người nội soi khớp hoặc phẫu thuật thay khớp gối

Khi tình trạng tràn dịch khớp gối trở nặng, các khớp, trục và chi bị biến dạng, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật thay khớp gối. Đây là kỹ thuật cắt bỏ đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng vật liệu nhân tạo để đầu gối và hạn chế các đầu xương ma sát với nhau khi di chuyển.

Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, chân sẽ khá yếu, do đó, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối nhằm giảm sưng viêm, tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện biên độ vận động và hồi phục chức năng khớp gối ổn định.

2.1. Vật lý trị liệu trong giai đoạn sau mổ 1 – 3 tuần

Trong giai đoạn 1 – 3 tuần sau mổ phẫu thuật thay khớp gối, chân người bệnh còn khá yếu, chưa bình phục hoàn toàn. Do đó, trong giai đoạn này, các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối sẽ chủ yếu tập trung vào gia tăng tuần hoàn máu, giảm sưng viêm và tăng cường sức mạnh các cơ.

2.1.1. Gập duỗi ngón chân

Lợi ích của bài tập:

  • Gia tăng tuần hoàn máu qua đầu gối.
  • Giảm sưng viêm ở khớp gối bị tràn dịch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm thẳng trên mặt phẳng và hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Cử động ngón chân đưa lên và đưa xuống 10 lần.
  • Bước 3: Cử động ngón chân giãn ra và thu hẹp lại 10 lần.
  • Bước 4: Thực hiện tượng tự từ Bước 2 với chân còn lại.

Thời gian tập: 10 hiệp/ngày.

Bài tập gập duỗi ngón chân giúp giảm sưng viêm tại khớp gối bị tràn dịch
Bài tập gập duỗi ngón chân giúp tăng tuần hoàn máu và giảm sưng viêm tại khớp gối bị tràn dịch

2.1.2. Gập – duỗi và xoay tròn cổ chân

Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này:

  • Gia tăng tuần hoàn máu qua đầu gối.
  • Giảm sưng viêm ở khớp gối bị tràn dịch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm thẳng trên mặt phẳng và hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Cử động bàn chân một bên gập lên và gấp xuống nhẹ nhàng 10 lần.
  • Bước 3: Xoay vòng cổ chân đó nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 vòng.
  • Bước 4: Thực hiện tương tự từ Bước 2 với chân còn lại.

Thời gian tập: 2 – 3 hiệp/ngày.

Lưu ý: Trong quá trình xoay vòng cổ chân, người bệnh cần hít thở đều đặn.

Động tác gập duỗi, xoay tròn cổ chân
Thực hiện động tác gập bàn chân lên xuống và động tác xoay vòng bàn chân theo chiều kim đồng hồ

2.1.3. Nâng thẳng chân trên giường

Lợi ích của bài tập: Tăng cường sức mạnh cho các cơ khớp hông.

Các bước thực hiện:

Có 4 tư thế nâng chân, bao gồm:

1 – Tư thế nằm

  • Bước 1: Nằm thẳng trên mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Co 1 chân lành lặn lên, sao cho đùi và bắp chân sau tạo với nhau một góc khoảng 350.
  • Bước 3: Nâng thẳng chân phẫu thuật lên khỏi mặt phẳng, sao cho ngang bằng đầu gối co chân khoảng 750, so với mặt phẳng.

Thời gian thực hiện bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối nâng thẳng chân trên giường: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Bài tập nâng thẳng chân trên giường
Bài tập nâng thẳng chân trên giường với tư thế nằm thẳng

2 – Tư thế nằm nghiêng về phía chân phẫu thuật

  • Bước 1: Nằm nghiêng trên mặt phẳng về phía chân phẫu thuật, chân phẫu thuật duỗi thẳng và chân còn lại vắt sang trước đầu gối.
  • Bước 2: Nhấc chân phẫu thuật nhẹ nhàng đưa lên xuống theo khả năng có thể.

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Bài tập nâng thẳng chân trên giường với tư thế nằm nghiêng về phía chân phẫu thuật
Bài tập nâng thẳng chân trên giường với tư thế nằm nghiêng về phía chân phẫu thuật

3 – Tư thế nằm sấp

  • Bước 1: Nằm úp mặt xuống mặt phẳng và hít thở đều.
  • Bước 2: Nhấc chân phẫu thuật nhẹ nhàng lên trên hết khả năng có thể và hạ xuống (khoảng 350 so với mặt phẳng).

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này, bệnh nhân không được nhấc khung chậu, mà chỉ tập trung vào phần chân.

Bài tập nâng thẳng chân tư thế nằm sấp
Bài tập nâng thẳng chân trên giường với tư thế nằm sấp

4 – Tư thế nằm nghiêng về phía chân bình thường

  • Bước 1: Nằm nghiêng trên mặt phẳng về phía chân bình thường, chân phẫu thuật duỗi thẳng và chân bình thường co lại, sao cho đùi và bắp chân sau tạo với nhau một góc khoảng 1050.
  • Bước 2: Nhấc chân phẫu thuật lên cao nhẹ nhàng theo khả năng chịu đau và hạ xuống.

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Tư thế nằm nghiêng về phía chân bình thường
Bài tập nâng thẳng chân trên giường với tư thế nằm nghiêng về phía chân bình thường

2.1.4. Cử động gập khớp gối

Lợi ích của bài tập:

  • Gia tăng sức mạnh cho khớp gối.
  • Tăng tầm vận động khớp gối và giúp khớp gối linh hoạt hơn.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Co nhẹ chân phẫu thuật lên, khoảng 1700 – 1600 và hạ xuống.

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Lưu ý:

  • Trong quá trình tập, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ. Do đó, khi thực hiện bài tập bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Thông số 1700 – 1600 chỉ là tham khảo và người bệnh chỉ nên đưa chân lên cao ngang mức đau mà người bệnh chịu được.
Bài tập vật lý trị liệu cử dộng gập khớp gối
Bài tập cử động gập khớp gối giúp tầm vận động khớp gối và giúp khớp gối linh hoạt hơn

2.1.5. Trị liệu bằng máy áp lực hơi

Lợi ích của bài tập:

  • Giảm đau, giảm viêm tại phần khớp gối phẫu thuật.
  • Tăng cường tuần hoàn máu lưu thông qua khớp gối.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này: Máu áp lực hơi tại phòng khám hồi phục chức năng

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và được bọc bởi túi hơi (như ảnh phía dưới).
  • Bước 2: Sử dụng xung ngắt quãng (máy bơm hơi vào và hút hơi ra) trong giai đoạn đầu, sau đó, có thể tăng lên xung liên tục (máy bơm hơi liên tục), tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thời gian trị liệu: 10 phút/lần.

Tập trị liệu bằng máy áp lực hơi giúp tăng cường tuần và giảm sưng viêm
Tập trị liệu bằng máy áp lực hơi giúp tăng cường tuần và giảm sưng viêm

2.1.6. Trị liệu thư giãn vùng gân cơ xung quanh đầu gối bằng tay

Lợi ích của bài tập:

  • Tăng tầm vận động của khớp gối.
  • Hạn chế kết dính phần dây chằng với các cơ.
  • Tránh cứng khớp.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên tại phòng khám phục hồi chức năng sẽ xoa bóp đầu gối, dùng hai đầu ngón tay ấn nhẹ xung quanh đầu gối.
Tập trị liệu thư giãn vùng gân cơ xung quanh đầu gối bằng tay
Tập trị liệu thư giãn vùng gân cơ xung quanh đầu gối bằng tay

2.1.7. Trị liệu thư giãn vùng gân cơ xung quanh đầu gối bằng Rockblade

Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này:

  • Làm mềm cơ và tránh kết dính vùng mô sẹo xung quanh đầu gối.
  • Tăng cường lưu thông máu.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Rockblade.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên tại phòng khám phục hồi chức năng sẽ sử dụng Rockblade ấn và di chuyển nhẹ nhàng từ phía trên đầu gối lên phần đùi. Khi di chuyển, kỹ thuật viên sẽ di chuyển theo 3 hướng, bao gồm ở giữa đùi và 2 bên đùi.
  • Bước 3: Sử dụng phần góc cạnh của Rockblad ấn và di chuyển tại vị trí xung quanh đầu gối.
Trị liệu thư giãn gân cơ đầu gối bằng Rockblade
Trị liệu thư giãn gân cơ đầu gối bằng Rockblade

2.1.8. Thư giãn cơ bằng máy Massage Gun

Lợi ích của bài tập: Thư giãn các cơ xung quanh khớp gối.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Máy Massage Gun.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên sử dụng máy Massage Gun mát – xa nhẹ nhàng từ khu vực phía trên đầu gối lên phía đùi.
Bài tập thư giãn cơ bằng máy Massage Gun
Bài tập thư giãn cơ bằng máy Massage Gun

2.2. Vật lý trị liệu trong giai đoạn sau mổ 4 – 10 tuần

Trong giai đoạn từ 4 – 10 tuần sau mổ, khớp gối đã bắt đầu ổn định. Khi này, người bệnh sẽ thực hiện vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối nhằm cải thiện biên độ vận động của khớp gối như co/duỗi/gập,…

Lưu ý: Khi thực hiện các bài tập ở giai đoạn này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện với các chuyên viên phục hồi chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của mỗi người.

2.2.1. Tư thế Squat với thiết bị giảm áp Pneuweight Treadmill ở tư thế đứng

Lợi ích của bài tập:

  • Thư giãn cơ.
  • Tăng cường lưu thông máu.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Thiết bị giảm áp Pneuweight Treadmill.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đeo các thiết bị cần thiết của máy giảm áp Pneuweight Treadmill ở tư thế đứng.
  • Bước 2: Từ từ hạ mông xuống, giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây và quay trở về tư thế đứng.

Thời gian trị liệu: 10 phút.

Lưu ý:

  • Trong quá trình tập nếu cảm thấy đau, người bệnh nên dừng lại để nghỉ ngơi.
  • Trong quá trình tập bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối tư thế Squat, người bệnh cần hít thở đều theo hướng dẫn của chuyên viên phục hồi chức năng.
Tập squat áp dụng trong giai đoạn vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối sau mổ từ 4-10 tuần
Tập Squat với thiết bị giảm áp Pneuweight Treadmill ở tư thế đứng

2.2.2. Tăng cường sức mạnh khớp gối thiết bị giảm áp Treadmill ở 4 tư thế đi bộ

Lợi ích của bài tập:

  • Tăng cường sức mạnh khớp gối.
  • Cải thiện sự cân bằng.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Thiết bị giảm áp Treadmill và máy chạy bộ.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đeo đai của máy nâng cơ thể không trọng lượng.
  • Bước 2: Đi bộ trên máy đi bộ với tốc độ chậm ở 4 tư thế, bao gồm tư thế đi bộ tiến về phía trước, tư thế đi bộ lùi về phía sau, tư thế đi bộ sang bên trái, tư thế đi bộ sang bên phải.

Thời gian trị liệu: 10 phút/tư thế.

Bài tập tăng cường sức mạnh khớp gối thiết bị giảm áp Treadmill ở 4 tư thế đi bộ
Bài tập tăng cường sức mạnh khớp gối thiết bị giảm áp Treadmill ở 4 tư thế đi bộ

2.3. Vật lý trị liệu trong giai đoạn sau mổ 10 – 12 tuần

Ở giai đoạn sau mổ 10 – 12 tuần, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối giúp tăng cường sức mạnh khớp gối và các khớp xung quanh, khôi phục chức năng khớp gối và ổn định các khớp.

2.3.1. Tăng cường sức mạnh khớp cổ chân với dây tập Theraband

Lợi ích của bài tập:

  • Tăng cường sức mạnh cho cổ chân.
  • Gia tăng tuần hoàn máu lưu thông.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Dây vải hoặc khăn quàng,…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi trên mặt phẳng và hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Co 1 chân bình thường làm trụ để người bệnh có thể duy trì tư thế ngồi vững chắc.
  • Bước 3: Quấn 2 vòng sợi dây vào bàn chân phẫu thuật và hai tay nắm lấy 2 đầu sợi dây.
  • Bước 4: Gập bàn chân bị buộc dây xuống và lên dưới sức căng của sợi dây.

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Lưu ý: Trong quá trình tập, người bệnh phải giữ thẳng lưng và giữ chặt sợi dây nhằm tạo sức cản cho cổ chân khi gập lên – xuống.

Bài tập tăng sức mạnh khớp cổ chân với dây tập Theraband áp dụng cho giai đoạn sau mổ 10 - 12 tuần
Tăng cường sức mạnh khớp cổ chân với dây tập (Nguồn: Myrehab Matsuoka)

2.3.2. Tăng cường sức mạnh cơ bàn chân với dây tập Theraband

Lợi ích của bài tập: Bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối này giúp tăng cường sức mạnh cơ bàn chân.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Dây vải hoặc khăn quàng,…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi trên mặt phẳng và hai chân duỗi thẳng.
  • Bước 2: Quấn 2 vòng sợi dây vào bàn chân phẫu thuật.
  • Bước 3: Đưa sợi dây vòng qua lòng bàn chân bình thường (không buộc chân lành lặn) và hai tay nắm chặt đầu sợi dây, đồng thời, giữ cổ chân thẳng ra.
  • Bước 3: Đưa bàn chân của chân phẫu thuật ra phía bên ngoài.

Thời gian tập: 10 lần/hiệp, 2 – 3 hiệp/ngày.

Bài tập tăng cường sức mạnh cơ bàn chân với dây tập
Bài tập tăng cường sức mạnh cơ bàn chân với dây tập

2.3.3. Tập lên xuống bậc cầu thang

Lợi ích của bài tập: Tăng cường sức mạnh khớp gối.

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ: Ghế có độ cao thấp.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người trên ghế có độ cao thấp.
  • Bước 2: Sử dụng chân khỏe làm trụ làm trụ mỗi khi bước lên hoặc xuống bậc thang.

Thời gian tập: Thực hiện 10 lần/hiệp.

Lưu ý: Trong quá trình tập bài tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối lên xuống cầu thang, nếu cảm thấy đau, người bệnh nên dừng lại nghỉ ngơi và tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Bài tập lên xuống bậc cầu thang nhằm tăng sức mạnh khớp gối
Tập lên xuống bậc cầu thang nhằm tăng sức mạnh khớp gối

2.3.4. Tập khuỵu chân xuống theo 4 hướng

Lợi ích của bài tập: Khôi phục chức năng khớp gối và ổn định các khớp.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, lấy chân phẫu thuật làm trụ, đưa chân còn lại ra sau và giữ nguyên tư thế đó trong 5 – 10 giây.
  • Bước 2: Sau đó, chuyển tư thế đưa chân khỏe ra phía trước, khuỵu chân phẫu thuật với độ cao theo sức chịu đựng theo 4 hướng chịu đựng khác nhau (sau, trước, trái, phải).
  • Bước 3: Đưa khớp gối trở về tư thế đứng thẳng.

Lưu ý: Kiểm soát khớp gối và hạn chế dịch chuyển.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với bài tập khuỷu chân bước theo 4 hướng
Bài tập khuỵu chân xuống theo 4 hướng

3. 8 lưu ý trong quá trình vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối, người bệnh cần lưu ý 8 điều dưới đây:

1 – Không nên vận động quá mạnh hoặc tần suất cao

Khi thực hiện các bài vật lý trị liệu vận động, người bệnh nên thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh vận động quá nhanh, mạnh hay với tần suất cao nhằm hạn chế tình trạng dịch tràn nhiều hơn, khiển bệnh chuyển nặng, gây nguy hiểm.

Không nên vận động quá mạnh hoặc tần suất cao để hạn chế nguy cơ bệnh tràn dịch khớp gối trở nặng hơn
Không nên vận động quá mạnh hay với tần suất cao vì có thể khiến bệnh tràn dịch khớp gối trở nặng hơn

2 – Duy trì cân nặng ổn định

Khi thực hiện vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối, người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức ổn định.Việc thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lên đầu gối và có thể làm kéo dài thời gian điều trị hay khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Duy trì cân nặng ổn định nhằm rút ngắn thời gian điều trị
Người bệnh nên ăn uống điều độ để duy trì cân nặng ổn định

3 – Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Người đang tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cần đặc biệt lưu tâm đến những nhóm sản phẩm nên ăn và không nên ăn dưới đây:

Nên ăn

Không nên ăn

  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá ngừ, cá mòi, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Dầu gan cá, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, sữa bò và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc,..
  • Thực phẩm giàu canxi: Hạnh nhân, yến mạch, đậu bắp, đậu trắng, đậu phụ, cải xoăn, các loại rau có màu xanh sẫm,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C và K: Cà chua, ổi, dưa chuột, cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, đu đủ,…
  • Thực phẩm giàu sulforaphane và glucosinolate: Bông cải xanh, bắp cải, cây cải ngựa,…
  • Một số loại gia vị có tác dụng chống viêm: Tỏi, gừng, nghệ, hành,…
  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, hạt tiêu, cá chép, thịt bò, măng cay,…
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào, đồ ăn nhanh,…
  • Đồ nếp: Xôi, ngô, khoai lang,…
  • Nội tạng động vật: Tim, gan, lòng,…
  • Đồ ăn nhiều muối: Bim bim, gà ủ muối, xúc xích, lạp xưởng,…
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, cà phê,…
Người đang tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cần chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Người đang tập vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cần chú ý chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

4 – Không nên xoa bóp đầu gối bị tràn dịch

Bệnh nhân không nên xoa bóp đầu gối bị tràn dịch, bởi điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi xoa bóp, phần dịch bị ứ đọng có thể lan rộng hơn, từ đó, gây đau nhức và sưng tấy nhiều hơn.

Không nên xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối vì điều này sẽ làm cho dịch tràn lan rộng hơn
Không nên xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối vì điều này sẽ làm cho dịch tràn lan rộng hơn

5 – Sau khi phẫu thuật thay khớp không nên đứng hoặc gập gối quá lâu

Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân không nên đứng hoặc gập gối quá lâu, bởi điều này có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp gối. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng gập gối quá mức khi ngồi, người bệnh nên chọn loại ghế cao, sao phép đầu gối gấp khoảng 900 khi ngồi và có tay vịn để nắm.

Sau khi phẫu thuật thay khớp không nên đứng hoặc gập gối quá lâu
Không nên đứng hoặc gập gối quá lâu sau khi phẫu thuật thay khớp gối, đồng thời nên sử dụng ghế có độ cao đủ để gối gấp khoảng 900 và có tay vịn

6 –  Không nên sử dụng chân phẫu thuật làm chân trụ 

Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, phần chân phẫu thuật còn khá yếu. Nếu vẫn sử dụng, các dây thần kinh và mạch máu có thể bị tổn thương, đồng thời, nguy cơ gãy xương, cứng khớp cũng tăng cao. Do đó, người bệnh không nên sử dụng chân phẫu thuật làm chân trụ.

Không nên sử dụng chân phẫu thuật làm chân trụ 
Hạn chế sử dụng chân phẫu thuật làm chân trụ

7 – Hạn chế đi lại ở khu vực ẩm ướt

Bệnh nhân nên hạn chế đi lại ở những khu vực ẩm ướt như nền nhà tắm, nhà vệ sinh, khu bếp,… nhằm tránh tình trạng té ngã, ảnh hưởng đến vết mổ phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên sử dụng thảm chống trượt, đi dép có độ ma sát cao để hạn chế rủi ro.

Hạn chế đi lại ở khu vực ẩm ướt nhằm hạm chế ảnh hưởng đến vết mổ phẫu thuật
Bệnh nhân nên hạn chế đi lại ở những khu vực ẩm ướt như nền nhà tắm, nhà vệ sinh, khu bếp

8 – Không nên quan hệ ngay sau khi phẫu thuật

Bệnh nhân cũng không nên quan hệ tình dục ngay sau phẫu thuật vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ chưa được phục hồi. Tùy vào tình trạng phục hồi và tư vấn của chuyên viên, thông thường, sau khi phẫu thuật khoảng 03 tuần, người bệnh có thể quan hệ tình dục.

Không nên quan hệ tình dục trong khoảng 1 - 3 tuần sau phẫu thuật
Không nên quan hệ tình dục trong khoảng 1 – 3 tuần sau phẫu thuật

Trên đây là một số bài tập và phương pháp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, thời gian phục hồi có thể khác nhau. Do đó, để vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối nhanh chóng với phác đồ điều trị cá nhân hóa, hãy liên hệ ngay với Myrehab Matsuoka để đặt lịch hẹn và thăm khám kịp thời nhé!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 17/03/2024Ngày cập nhật: 19/05/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.