Tổng quan về phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình

Bài viết được viết bởi Ths. BS Vũ Thị Hằng và được tham vấn chuyên môn bởi ThS. BS CKII. Đặng Thị Kim Hương – Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA.

Phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình là quá trình điều trị giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động sau chấn thương. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình. 

1. Khái niệm phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình

Phục hồi chức năng (PHCN) trong chấn thương chỉnh hình là chuyên ngành PHCN các bệnh lý do nguyên nhân chấn thương nhằm mục đích duy trì, cải thiện hiệu quả can thiệp phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn bằng các biện pháp can thiệp đa phương thức trước và sau phẫu thuật.”

Phục hồi chức năng chỉnh hình thường được áp dụng cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi gặp các tổn thương về cơ xương khớp, di chứng sau chấn thương, bệnh lý ác tính và lành tính, bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý mắc phải,… Ví dụ:

  • Chấn thương cơ quan vận động:
    • Chấn thương kín: Bong gân, trật khớp, gãy xương, tổn thương mô mềm không gây hở da.
    • Chấn thương hở: Vết thương phần mềm, tổn thương khớp kèm theo rách da hoặc lộ xương.
  • Bệnh lý chỉnh hình: Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp và các dị tật bẩm sinh cần phẫu thuật hoặc can thiệp chỉnh hình.
Phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động sau tổn thương.
Phục hồi chức năng chấn thương chỉnh hình giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động sau tổn thương.

2. Ý nghĩa của phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình

Giai đoạn PHCN có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh nhân điều trị chấn thương chỉnh hình. Cụ thể như sau:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tạo ra môi trường trong đó quá trình phục hồi vết thương diễn ra tốt nhất và loại bỏ yếu tố tiêu cực, gây cản trở quá trình phục hồi.
  • Tăng khả năng vận động độc lập: Thông qua các phương pháp tập luyện và điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động như vệ sinh, đi lại, ăn uống,…
  • Giảm biến chứng: Các liệu pháp vật lý trị liệu cải thiện tuần hoàn; giảm đau và nguy cơ hình thành cục máu đông. Nhờ đó, người bệnh giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, ngăn ngừa biến chứng. 
  • Ngăn ngừa sự suy giảm cơ: Phương pháp PHCN giúp bệnh nhân duy trì và tăng cường sức mạnh của các cơ do hạn chế vận động trong thời gian dài. 

Mục tiêu phục hồi chức năng không chỉ tập trung vào phần cơ thể bị tổn thương do chấn thương hoặc điều trị xâm lấn (phẫu thuật) mà sẽ tập trung vào toàn bộ người bệnh để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm về phục hồi chức năng sau gãy xương tại Myrehab Matsuoka để cập nhật đầy đủ thông tin về mục đích, đối tượng, quy trình và các phương pháp được thực hiện tại trung tâm.

PHCN là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân cải thiện tầm vận động và ngăn ngừa các biến chứng.
PHCN là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân cải thiện tầm vận động và ngăn ngừa các biến chứng.

3. Đối tượng nên thực hiện phục hồi chức năng 

Phương pháp PHCN dành cho những bệnh nhân gặp phải tình trạng mất hoặc suy giảm khả năng vận động. Những đối tượng cụ thể cần thực hiện PHCN bao gồm:

  • Người bị đau mãn tính như đau lưng, đau cổ,…
  • Người bị tổn thương phần mềm như đứt dây chằng, dập cơ, gân,…
  • Người gặp phải các chấn thương như gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống,…
  • Người đang thực hiện điều trị các vấn đề cơ xương khớp như:
    • Bó bột, máng bột.
    • Phẫu thuật kết hợp xương (nẹp vít, đóng đinh nội tủy, xuyên đinh, buộc dây thép).
    • Thay khớp (thay toàn bộ khớp háng hoặc khớp gối).
    • Nối gân và tái tạo dây chằng.

Xem thêm phục hồi chức năng chấn thương sọ não chi tiết theo từng giai đoạn giúp người bệnh hồi phục tối đa các chức năng đã mất và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phương pháp laser giúp bệnh nhân giảm căng thẳng cho vùng tổn thương.
Thực hiện phương pháp laser giúp bệnh nhân giảm căng thẳng cho vùng tổn thương.

4. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị PHCN trong chấn thương chỉnh hình

Hiểu rõ nguyên tắc và mục tiêu điều trị PHCN trong chấn thương chỉnh hình sẽ giúp người bệnh lựa chọn kế hoạch điều trị hiệu quả và tối ưu hóa quá trình phục hồi.

4.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị PHCN trong chấn thương chỉnh hình dựa theo 5 nguyên tắc sau:

1. Ngăn ngừa biến chứng: 

  • Duy trì tầm vận động để ngăn chặn di chứng cứng khớp, sai lệch, ngắn chi và yếu cơ, tránh làm suy giảm chức năng của xương, khớp.
  • Nên tránh mọi tình trạng cản trở hoặc ngăn cản quá trình chữa lành gãy xương. 
  • Không để cho bệnh nhân nằm bất động kéo dài sau chấn thương để tránh nhiều biến chứng như: mất khối lượng cơ, giảm khả năng vận động và giảm thể tích máu, mất canxi, gây ra các biến chứng không thể phục hồi trong xương, dây chằng và gân.

2. Đánh giá đúng tình trạng: Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, đảm bảo can thiệp đúng thời điểm để quá trình phục hồi đạt hiệu quả cao.

3. Phục hồi chức năng sớm: PHCN nên được tiến hành ngay sau khi phẫu thuật hoặc điều trị không xâm lấn. Vận động sớm giúp người bệnh giảm các biến chứng ngay từ giai đoạn đầu và phòng ngừa các thương tật thứ cấp, nâng cao hiệu quả điều trị.

4. Lấy người bệnh làm trung tâm

  • Bác sĩ điều trị cần phải chú ý đến các chấn thương tổng hợp, ví dụ như gãy xương chày và cột sống thắt lưng, chấn thương đầu và chấn thương cột sống cổ hoặc gãy xương đùi kèm theo trật khớp háng.
  • Không bỏ sót tổn thương đa cơ quan sau chấn thương. Điều này không chỉ áp dụng cho giai đoạn cấp tính mà cả các giai đoạn PHCN.

5. Đa phương thức: PHCN nên được thực hiện theo hướng đa phương thức, kết hợp linh hoạt các phương pháp như: vật lý trị liệu, vận động trị liệu và dụng cụ chỉnh hình để tối ưu hóa kết quả phục hồi.

4.2 Mục tiêu điều trị

Quá trình điều trị PHCN trong chấn thương chỉnh hình được phân chia theo các giai đoạn hồi phục của vết thương và mô. Dưới đây là 4 giai đoạn cùng mục tiêu điều trị cụ thể:

Giai đoạn Mục tiêu tập trung điều trị
Giai đoạn cấp tính
  • Kiểm soát cơn đau, giảm sưng và viêm.
  • Nghỉ ngơi, tuần hoàn dinh dưỡng.
Giai đoạn viêm
  • Cải thiện phạm vi chuyển động.
  • Kích thích tăng tuần hoàn cục bộ và giảm đau.
  • Tập vận động các chi/bộ phần liền kề vùng tổn thương, tập vận động cảm thụ bản thể nhằm tăng sự dẻo dai.
Giai đoạn tăng sinh
  • Kích thích tăng tuần hoàn dinh dưỡng vùng chấn thương vận động với kháng trở tăng dần. 
  • Phục hồi sức mạnh cơ bắp, sức bền tim mạch.
  • Vận động thường xuyên, hạn chế teo cơ.
Giai đoạn tái tổ chức Hoạt động trị liệu, tập luyện các hoạt động thể thao và ngăn ngừa các chấn thương khác.
Khi người bệnh có kế hoạch điều trị phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.
Khi người bệnh có kế hoạch điều trị phù hợp sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe.

5. Phương pháp vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng chấn thương chỉnh hình

PHCN được tiến hành toàn diện, sử dụng đa phương thức (liệu pháp vật lý trị liệu, bài tập vận động) để tăng hiệu quả hồi phục cho bệnh nhân gặp các chấn thương chỉnh hình.

5.1 Vận động trị liệu 

Vận động trị liệu bao gồm các phương pháp can thiệp nhằm PHCN vận động cho hệ cơ xương khớp. Mục đích chính của phương pháp này là cải thiện chức năng của khớp và cơ (như cơ lực, tầm vận động) từ đó cải thiện các khả năng đứng vững, thăng bằng, đi bộ và leo cầu thang của người bệnh. 

Một số hình thức vận động trị liệu thường gặp bao gồm:

  • Tập vận động chủ động thường được áp dụng khi người bệnh có thể tự thực hiện các bài tập mà không cần người hỗ trợ.
  • Tập vận động chủ động có trợ giúp của kỹ thuật viên trong các trường hợp người bệnh yếu cơ hoặc gặp khó khăn trong vận động (như đau hoặc cứng khớp). Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn được khuyến khích tự vận động trong khả năng của mình.
  • Tập vận động thụ động được áp dụng cho bệnh nhân không thể chủ động tham gia vào bài tập. Kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ bệnh nhân vận động tay chân để tránh nằm bất động tại chỗ trong thời gian dài.
  • Tăng cường cơ lực và điều hợp bằng các bài tập nhằm tăng sức bền của cơ và cải thiện khả năng vận động của cơ thể; giúp các cử động của người bệnh được linh hoạt hơn.
  • Kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ giúp bệnh nhân cảm nhận được tình trạng co cơ của bản thân, duy trì tầm vận động khớp. Hình thức này thích hợp cho những người bị tổn thương neuron vận động và tăng trương lực cơ.
  • Các bài tập phối hợp cải thiện kỹ năng vận động thông qua thực hiện các động tác có sự phối hợp giữa các cơ và khớp. Ví dụ, bài tập cúi người nhặt đồ, tay đơn chạm chân,…
  • Bài tập thăng bằng và di chuyển hỗ trợ người bệnh đứng vững, KTV sẽ hỗ trợ bệnh nhân chuyển sang các bài tập di chuyển để tăng khả năng vận động.
  • Các bài tập di chuyển hỗ trợ quá trình phục hồi khả năng đi lại cho bệnh nhân. Đối với các trường hợp người bệnh bị yếu hoặc cứng cơ, người bệnh có thể sử dụng nẹp chỉnh hình, thanh song song hoặc nạng hỗ trợ.
Các bài tập vận động giúp bệnh nhân duy trì tính linh hoạt cho cơ bắp và ổn định sức khỏe tim mạch.
Các bài tập vận động giúp bệnh nhân duy trì tính linh hoạt cho cơ bắp và ổn định sức khỏe tim mạch.

5.2 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý để giảm đau, kích thích quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể từ sâu bên trong, không cần sử dụng thuốc. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng:

  • Ánh sáng trị liệu: Phương pháp này sử dụng các loại ánh sáng như hồng ngoại, tử ngoại và laser để giúp giảm đau và tuần hoàn máu ở vùng tổn thương. 
  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng (37-50°C) hoặc lạnh (dưới 15°C) để tác động lên cơ thể. Vai trò chính của nhiệt trị liệu là giúp giãn cơ, tuần hoàn máu, giảm đau và viêm nhanh chóng.
  • Điện trị liệu: Sử dụng dòng điện để kích thích thần kinh và cơ, phù hợp với các trường hợp cơ bị suy yếu hoặc mất chức năng vận động.
  • Siêu âm trị liệu: Loại hình này sử dụng sóng siêu âm để tác động sâu vào các mô tổn thương bên trong cơ thể. Các rung động phát ra giúp làm tăng tuần hoàn máu và kích thích quá trình tái tạo mô.
  • Thủy trị liệu: Phương pháp này sử dụng nước ở nhiệt độ 33-36°C tác động vào da để trị liệu, bao gồm các hình thức như ngâm, tắm, xông hơi,…
  • Cơ động học trị liệu: Áp dụng các kỹ thuật xoa bóp, kéo dãn và nắn chỉnh bằng tay để giúp người bệnh giãn cơ và giảm đau. Phương pháp này thích hợp cho người bị thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa muốn giảm áp lực lên cột sống.
Ưu điểm của vật lý trị liệu là điều trị không xâm lấn, tác động sâu vào trong các tế bào tổn thương và kích thích phục hồi.
Ưu điểm của vật lý trị liệu là điều trị không xâm lấn, tác động sâu vào trong các tế bào tổn thương và kích thích phục hồi.

5.3 Hoạt động trị liệu 

Hoạt động trị liệu tập trung vào việc giúp bệnh nhân cải thiện khả năng tự chăm sóc và phối hợp vận động giữa cơ, khớp, đặc biệt là chi trên. Nếu vật lý trị liệu chỉ chú trọng vào cơ lực và vận động khớp, hoạt động trị liệu hướng đến mục tiêu nâng cao khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:

  • Các chức năng sinh hoạt cơ bản như các hoạt động vệ sinh cá nhân, di chuyển và ăn uống.
  • Các chức năng sinh hoạt nâng cao như chuẩn bị bữa ăn, giao tiếp qua điện thoại, viết hoặc sử dụng máy tính, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, lái xe,…
Mục đích chính của hoạt động trị liệu là phục hồi khả năng sinh hoạt độc lập của người bệnh.
Mục đích chính của HDTL là phục hồi khả năng sinh hoạt độc lập của người bệnh.

5.4 Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu là các biện pháp giúp người bệnh khôi phục khả năng ngôn ngữ như hiểu, diễn đạt bằng lời nói, bằng cử chỉ,… Liệu pháp này được áp dụng cho các rối loạn ngôn ngữ do bẩm sinh hoặc mắc phải (như chậm phát triển lời nói, thất ngôn, loạn vận ngôn, tật nói lắp, nói ngọng…).

Mục tiêu chính của ngôn ngữ trị liệu:

  • Cải thiện cách phát âm.
  • Phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
  • Cải thiện khả năng nuốt, ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi, sặc,…

Các trường hợp phổ biến cần dùng đến liệu pháp ngôn ngữ trị liệu:

  • Chứng khó đọc.
  • Hội chức Down.
  • Hở hàm ếch.
  • Tự kỷ.
  • Khiếm thính.
  • Khàn giọng mãn tính.
  • Vấn đề nuốt hoặc ăn uống.

Lưu ý: Bệnh nhân có các chấn thương gây tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên ảnh hưởng đến ngôn ngữ và nuốt cần có chương trình PHCN toàn diện.

Ngôn ngữ trị liệu giúp bệnh nhân phục hồi khả năng giao tiếp và cải thiện khả năng nuốt.
Ngôn ngữ trị liệu giúp bệnh nhân phục hồi khả năng giao tiếp và cải thiện khả năng nuốt.

5.5 Tâm lý trị liệu

Trong quá trình điều trị, phương pháp tâm lý trị liệu hướng đến giúp người bệnh xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn để, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Mục tiêu chính của tâm lý trị liệu:

  • Giải quyết xung đột trong các mối quan hệ.
  • Giảm lo âu và căng thẳng.
  • Kiểm soát các phản ứng tiêu cực.
  • Đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Phục hồi sau sang chấn.
Tâm lý trị liệu giúp người bệnh giảm căng thẳng và các xung đột bên trong.
Phương pháp tâm lý trị liệu giúp người bệnh giảm căng thẳng và các xung đột bên trong.

5.6. Phục hồi chức năng niệu – ruột – sinh dục

Sau chấn thương, người bệnh có thể gặp các vấn đề suy giảm chức năng của hệ niệu – ruột – sinh dục. Nguyên nhân có thể là do chấn thương trực tiếp đến các cơ quan này, biến chứng do ít vận động kéo dài hoặc sau phẫu thuật. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu gấp, mất kiểm soát tiểu tiện, tiểu khó hoặc rỉ nước tiểu.
  • Rối loạn đại tiện: Táo bón, mất kiểm soát đại tiện, hội chứng đại tràng kích thích.
  • Rối loạn chức năng sinh dục.

Tìm hiểu về phục hồi chức năng rối loạn cơ tròn giúp người bệnh khôi phục sức mạnh của các cơ vòng để tăng khả năng điều khiển, khả năng tự chủ của người bệnh trong việc đại tiện.

Các phương pháp PHCN cá nhân hóa cho từng tình trạng suy giảm cụ thể của bệnh nhân. Các bài tập hướng đến làm giảm các triệu chứng đau, viêm và phòng ngừa biến chứng do rối loạn chức năng đại tiện hoặc tiểu tiện gây ra.

5.7 Dụng cụ chỉnh hình

Các dụng cụ chỉnh hình như nẹp hoặc đai hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong quá trình PHCN của người bệnh, giúp nâng đỡ lực để bệnh nhân thực hiện các cử động dễ dàng hơn.

  • Ví dụ: Các dụng cụ như nẹp chân, đai lưng hoặc khung tập đi có chức năng hỗ trợ lực cho các khớp/chi của người bệnh trong giai đoạn phục hồi, giảm áp lực lên vùng tổn thương.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người điều trị/người hỗ trợ cần theo dõi chặt chẽ dụng cụ bổ trợ của người bệnh. Mục đích chính là đảm bảo dụng cụ được lắp đặt đúng, không gây đau hoặc khó chịu cho người bệnh.

Dụng cụ chỉnh hình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh.
Dụng cụ chỉnh hình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh.

MYREHAB MATSUOKA – Địa chỉ PHCN đáng tin cậy trong phục hồi chức năng chấn thương chỉnh hình

Myrehab Matsuoka là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực PHCN chấn thương chỉnh hình, mang đến phương pháp điều trị toàn diện theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam. Trung tâm áp dụng mô hình PHCN hiện đại, lấy vận động làm gốc để kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể người bệnh.

Một trong những ưu điểm của Myrehab Matsouka là thiết kế lộ trình điều trị cá nhân hóa. Mỗi bệnh nhân đều được xây dựng phác đồ điều trị riêng và tùy chỉnh linh hoạt dựa trên tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.

Bên cạnh đó, Myrehab Matsouka cũng trang bị hệ thống trang thiết bị tiên tiến, nhập khẩu trực tiếp từ Âu – Mỹ và ứng dụng công nghệ hiện đại với khả năng lưu trữ kết quả điều trị. Một số thiết bị điển hình như hệ thống chụp đánh giá hình thái cột sống 4D – Đức, thiết bị thăng bằng Posturomed 202,…

Không những thế, với diện tích gần 1000m2, khu vực khám trị liệu của Myrehab Matsuoka còn được thiết kế tối ưu không gian với đầy đủ các tiện ích, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái  cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Đặc biệt, đội ngũ nhân sự tại Myrehab Matsuoka đều là bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng và các kỹ thuật viên được đào tạo với nhiều năm kinh nghiệm. Trong quá trình trị liệu, các bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ trực tiếp đồng hành cùng bệnh nhân và theo dõi sát sao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh có kết quả phục hồi tốt nhất.

Không gian tập luyện rộng rãi kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu tập luyện của người bệnh.
Không gian tập luyện rộng rãi kết hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu tập luyện của người bệnh.

Phục hồi chức năng trong chấn thương chỉnh hình là phương pháp điều trị mang đến hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân. Phương pháp này hướng đến mục tiêu kích thích cơ thể tự chữa lành từ sâu bên trong tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa cách di chứng sau quá trình điều trị của bệnh nhân.

Liên hệ ngay với MYREHAB MATSUOKA để nhận tư vấn tận tình từ đội ngũ của chúng tôi!

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 04/12/2024Ngày cập nhật: 04/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.