đứt gân là gì?

Đứt gân là tình trạng gân bị kéo giãn quá mức nên mất tính liên kết. Nếu không có vết thương hở, đứt gân khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Dấu hiệu đứt gân cũng sẽ đa dạng và khác nhau tuỳ tình trạng của mỗi người.

Đứt gân ngón tay
Phục hồi chức năng sau đứt gân

phân loại phục hồi chức năng sau đứt gân

Phục hồi chức năng sau đứt gân được chia thành 3 nhóm:

  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân ngón tay
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân tay
  • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót

phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân ngón tay

Sau phẫu thuật đứt gân ngón tay, phục hồi chức năng được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

  • 3 tuần đầu tiên: Bất động ngón tay để phòng ngừa phù nề
    • Bất động ngón tay, đồng thời bàn tay sẽ được giữ ở tư thế nâng cao.
    • Phương pháp PHCN: Tuỳ vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định TENS (Kích thích dây thần kinh điện qua da), đồng thời mát-xa nhẹ để ngăn ngừa tình trạng dính da.
  • Từ 4 – 8 tuần: Luyện tập nhẹ nhàng phòng teo cơ & biến dạng
    • Phương pháp PHCN: Bác sỹ chỉ định bài tập thụ động, bài tập chủ động có trợ giúp hoặc bài tập chủ động có kháng trở,… tùy theo tình trạng bàn tay.
  • Sau 8 tuần: Phục hồi chức năng sinh hoạt bàn tay
    • Bệnh nhân đã có thể được tháo nẹp và hoạt động tay nhẹ nhàng, gấp chủ động, tập chức năng sinh hoạt hằng ngày.
    • Phương pháp PHCN: Hoạt động trị liệu kết hợp vật lý trị liệu (điện trị liệu, thủy trị liệu, ánh sáng điều trị, siêu âm điều trị,…) và các bài tập vận động.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân ngón tay
Phục hồi chức năng đứt gân tay

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân tay

Sau phẫu thuật đứt gân tay, phục hồi chức năng được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

  • 3 tuần đầu tiên: Bất động ngón tay để phòng ngừa phù nề
    • Đây là giai đoạn mà người bệnh cần giữ ngón tay cố định, tránh vận động dẫn đến tái chấn thương.
    • Phương pháp PHCN: Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điện xung dòng TENS kết hợp di động mô mềm nhẹ nhàng.
  • Từ 4 – 8 tuần: Luyện tập nhẹ nhàng phòng teo cơ & biến dạng
    • Phương pháp PHCN: Bác sỹ chỉ định các bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhẹ nhàng. Trong tuần thứ 7, nếu có hiện tượng co rút, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mang nẹp kéo giãn ngón tay.
  • Sau 8 tuần: Phục hồi chức năng tinh vi bàn tay
    • Bệnh nhân đã có thể được tháo nẹp và hoạt động tay nhẹ nhàng, gấp chủ động, tập chức năng sinh hoạt hằng ngày.
    • Phương pháp PHCN: Tăng dần cường độ các bài tập bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay.

phục hồi chức năng sau phẫu thuật đứt gân gót

Sau phẫu thuật đứt gân ngón tay, phục hồi chức năng được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Hai tuần sau phẫu thuật nối gót chân
    • Đeo nẹp chân: Đeo nẹp liên tục ở chân phẫu thuật, sử dụng nẹp cố định gân gót ở vị trí gập góc 20 – 30 độ.
    • Sử dụng nạng: Tập đứng bằng nạng, sử dụng nạng khi di chuyển và sử dụng thêm giày độn gót cao 4 – 6cm để giảm áp lực lên chân phẫu thuật.
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tuần thứ 3 – 7 sau phẫu thuật
    • Sử dụng nạng làm công cụ hỗ trợ di chuyển.
    • Tập tăng sức mạnh của cơ và khớp.
    • Đứng/đi lại tỳ chân.
    • Giữ thăng bằng tĩnh bằng đứng một chân trên sàn nhà
  • Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tuần thứ 8 – 16 sau phẫu thuật
    • Tếp tục thực hiện các bài tập ở giai đoạn 1 và 2, đồng thời có thể tập thêm một số bài vận động chân khác.
    • Bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng băng dán Kinesio nâng đỡ mô dưới da.
Sử dụng nạng ở giai đoạn 2 phục hồi chức năng đứt gân gót sau phẫu thuật
Thăm khám phục hồi chức năng

quy trình thăm khám

Tại Myrehab Matsuoka, chúng tôi mang đến quy trình trị liệu sau phẫu thuật đứt gân toàn diện và hiệu quả bao gồm:
 
  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu sinh tồn như: chiều cao, cân nặng, tiền sử thuốc bệnh nhân đang sử dụng, vấn đề bệnh nhân đang gặp phải.
  • Bước 2: Bác sĩ chuyên khoa thực hiện các lượng giá và kiểm tra lâm sàng.
  • Bước 3: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ tổng hợp giải thích tình trạng hiện tại và đánh giá và tiên lượng tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Bước 4: Sau khi có phim chụp, bác sĩ giải thích và đưa ra kết luận.

vật lý trị liệu

Tại Myrehab Matsuoka, bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu đứt gân phù hợp tuỳ vào tình trạng sau khi chẩn đoán:

  • Siêu âm
  • Điện xung
  • Hồng ngoại
  • Laser
  • Di động mô mềm
  • Tập vận động
Liệu pháp kích thích điện qua da
Băng dán kinesio

băng dán Kinesio hỗ trợ

Băng dán Kinesio của Myrehab Matsuoka được thiết kế mô phỏng theo độ đàn hồi của da, có khả năng hỗ trợ định hình ngay cả lúc ngủ, giúp cân bằng các nhóm cơ, từ đó, đẩy nhanh quá trình chữa trị đứt gân.